logo

Mở bài phân tích Vợ chồng A Phủ


Mở bài phân tích Vợ chồng A Phủ - Mẫu số 1

Nếu ai từng một lần đến với Tây Bắc, đến với những bản làng hiền hòa chìm trong sương, đến với những phong cảnh núi rừng hùng vĩ trữ tình, đến với cuộc sống tươi vui của những đứa con nơi núi rừng hắn không nghĩ rằng, những con người nơi đây từng khổ cực trăm bề. Cảnh đói nghèo cơ cực cùng sức nặng cường quyền và thần quyền đè nặng lên đôi vai những số phận bé nhỏ. Nhưng đằng sau tất cả vẫn là sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ. Và Tô Hoài đã phản ánh những điều ấy qua hình tượng nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.


Mở bài phân tích Vợ chồng A Phủ - Mẫu số 2

Nếu chỉ dừng lại ở tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”, nhà văn Tô Hoài đã rất nổi tiếng, đã làm được cái việc mà như nhà văn Nam Cao nói là “để đời” đối với sự nghiệp của bất cứ người cầm bút nào. Thế nhưng, nhà văn Tô Hoài không dừng lại chú “dế mèn” mà còn đi xa hơn. Ra đi ở tuổi 95, ông đã để lại cho đời hơn 100 đầu sách. Nếu chỉ tính về mặt số lượng thì mấy ai làm được như ông? Còn nói về khía cạnh nghệ thuật, bảo rằng Tô Hoài đi được xa hơn cũng chính bởi khi nghĩ đến ông, người ta cũng nhớ ngay “Vợ chồng A Phủ” - truyện ngắn đã được dựng thành phim và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho văn học hiện thực dân tộc miền núi mà Tô Hoài đã cống hiến.

Mở bài phân tích Vợ chồng A Phủ ngắn gọn, hay nhất

Mở bài phân tích Vợ chồng A Phủ - Mẫu số 3

Với "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài đã đưa người đọc đến và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên vùng Hồng Ngài, được đắm say trong những tiếng sáo gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân mà còn mang đến cho người đọc bao cung bậc cảm xúc khi theo dõi hành trình giải thoát khỏi những đau khổ, đọa đày của Mị. Dưới chế độ phong kiến miền núi, người nông dân nghèo như Mị, A Phủ không chỉ bị chà đạp, bóc lột bởi cường quyền mà còn bị ràng buộc bởi một thứ thần quyền vô hình. Thế nhưng, dù bị vây hãm trong bóng tối của đau khổ, Mị hay A Phủ đều mang trong mình một sức sống mạnh mẽ, để rồi chính sức sống, niềm ham sống ấy đã giúp Mị vùng lên giải thoát của A Phủ khỏi cái chết đồng thời giải thoát cho chính bản thân mình.


Mở bài phân tích Vợ chồng A Phủ - Mẫu số 4

Nguyễn Minh Châu từng có những nhận định sâu sắc về sứ mệnh của nhà văn: "Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực". Quả thực như vậy, một tác phẩm chân chính là hướng đến con người, một nhà văn chân chính là dùng tình thương và ngòi bút của mình để nâng đỡ, trân trọng con người. Ta có thể thấy được sứ mệnh thiêng liêng ấy của nghệ thuật, của người nghệ sĩ thông qua truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài. Qua câu chuyện về số phận, hành trình tìm đến tự do, hạnh phúc của đôi vợ chồng người H'Mông, Tô Hoài không chỉ tái hiện cuộc sống khổ đau, bị chèn ép bởi những bất công, bạo tàn của người nông dân nghèo mà còn ca ngợi, trân trọng những vẻ đẹp bên trong những con người cùng khổ ấy: đó chính là tình thương, là sức sống tiềm tàng bên trong tâm hồn tưởng như đã chai sạn vì đau khổ.


Mở bài phân tích Vợ chồng A Phủ - Mẫu số 5

"Tinh thần và sức mạnh bất khuất của cả nước được nuôi dưỡng và phát triển trong những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc. Sống với những ngọn thác dữ dội, những núi đá hùng vĩ, những vạt rừng âm u là các dân tộc thiểu số anh em. Đời sống sinh hoạt của họ khác nhau nhưng tinh thần kháng Pháp thì là một”. Đó là lời chia sẻ của Tô Hoài về chuyến đi thực tế lên Tây Bắc - nơi để lại cho ông nhiều điều để thương để nhớ. Những cảm xúc ấy kết tinh lại thành tập "Truyện Tây Bắc” mà linh hồn là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm là bức tranh sinh động về hiện thực của những năm tháng tối tăm trong cuộc sống của đồng bào dân tộc vùng cao. Bằng lăng kính đầy tình yêu thương, lòng nhân ái, tác giả đã thể hiện được một chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ, tích cực - điều chứa từng có trên diễn đàn văn chương Việt Nam.


Mở bài phân tích Vợ chồng A Phủ - Mẫu số 6 

"Vợ chồng A Phủ" là truyện ngắn xuất sắc rút từ tập "Truyện Tây Bắc" của nhà văn Tô Hoài. Truyện kể về cuộc sống, số phận của Mị, A Phủ dưới sự chuyên chế, bạo tàn của phong kiến miền núi, họ không chỉ bị đối xử bất công mà còn bị tước đoạt tự do, hạnh phúc. "Vợ chồng A Phủ" đặc biệt thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị - một cô gái trẻ trung, yêu đời nhưng bị buộc trở thành "con dâu trừ nợ" cho gia đình thống lí. Qua hành trình đi từ đau khổ đến hạnh phúc của Mị, Tô Hoài đã ca ngợi vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng bên trong những con người nhỏ bé.


Mở bài phân tích Vợ chồng A Phủ - Mẫu số 7

Trong quá trình sáng tác nghệ thuật của mình, mỗi người nghệ sĩ đều có một không gian nghệ thuật của riêng mình. Nếu nhà thơ Hoàng Cẩm, cả một đời đắm đuối trong không gian Kinh Bắc đầy thơ và mộng, nếu Nguyễn Ngọc Nguyễn Trung Thành luôn trải lòng cùng bạn đọc qua không gian Tây Nguyên đậm chất sử thi, Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn Huế và viết về Huế bằng tất cả tình cảm, tình yêu của mình thì Tô Hoài – nhà văn một thời của trẻ thơ lại chọn cho mình không gian nơi dẻo cao Tây Bắc để đến, để sáng tác. Một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Tô Hoài nằm trong không gian nghệ thuật này không thể không kể tới đó là “Vợ chồng A Phủ”.

icon-date
Xuất bản : 22/11/2021 - Cập nhật : 22/11/2021