logo

Metyl metacrylat là gì? Công thức, cách điều chế?


A. Metyl metacrylat


I. Metyl metacrylat là gì?

Este metyl metacrylat ( C3H5COOCH3 ) là 1 este không no 1 nối đôi. 

Poly(methyl methacrylate) (PMMA), cũng có các tên gọi khác như thủy tinh hữu cơ, nhựa acrylic hoặc thủy tinh acrylic. Các tên thương mại của PMMA có thể kể đến như Plexiglas, Acrylite, Lucite và Perspex. PMMA là một nhựa nhiệt dẻo trong suốt thường được sử dụng ở dạng tấm, miếng như một vật liệu nhẹ, khó bể vỡ có thể được dùng để thay thế cho kính và thủy tinh (vì vậy, nó có tên gọi là thủy tinh hữu cơ).

Metyl metacrylat là chất dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

Thủy tinh plexiglas biết đến là một loại chất liệu có khả năng bền với nước, các loại bazơ, axit, ancol hay xăng. Tuy nhiên, nó cũng dễ dàng hòa tan với este, xeton, benzen và các đồng đẳng của benzen.

Bạn có thể dùng loại thủy tinh hữu cơ này để đun nóng hay pha màu đều được. Bởi nó có độ phân tử khối lớn, lên đến 5106 đvC (đơn vị cacbon). Sở hữu phân tử khối lớn nhưng thủy tinh plexiglas lại có khối lượng riêng nhỏ hơn so với thủy tinh silicat.

- Công thức phân tử: C5H8O2

- Công thức cấu tạo: CH2=C(CH3)COOCH3

- Tên gọi:

+ Tên gốc chức: Metyl metacrylat

+ Danh pháp quốc tế: Methyl 2-methylprop-2-enoate

Metyl metacrylat là gì? Công thức, cách điều chế?

Tính chất của Metyl Metacrylat C3H5COOCH3


II. Tính chất vật lí và cách nhận biết Metyl metacrylat

– Metyl acrylat là một chất lỏng không màu có vị chát mùi trái cây


III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng thủy phân trong mỗi trường axit

Metyl metacrylat là gì? Công thức, cách điều chế? (ảnh 2)

2. Phản ứng thủy phân trong mỗi trường kiềm

Metyl metacrylat là gì? Công thức, cách điều chế? (ảnh 3)

3. Phản ứng cộng H2 vào gốc không no

Metyl metacrylat là gì? Công thức, cách điều chế? (ảnh 4)

4. Phản ứng trùng hợp

Vì có liên kết C=C nên metyl metacrylat có thể tham gia phản ứng trùng hợp. Tính chất này tương tự như anken.

Metyl metacrylat là gì? Công thức, cách điều chế? (ảnh 5)

5. Phản ứng đốt cháy:

Phản ứng oxi hóa hoàn toàn tạo CO2 và H2O


IV. Cách điều chế

Phản ứng công nghiệp tiêu chuẩn để sản xuất metyl metacryat là este hóa axit metacrylic với metanol dưới xúc tác axit.


V. Ứng dụng của Metyl Metacrylat

Metyl Metacrylat được dùng trong sản xuất thủy tinh hữu cơ. Cụ thể là:

+ Ứng dụng chính của C3H5COOCH3 là sản xuất nhựa poli (metyl metacrylat). Nó chiếm tới  khoảng 75% metyl metacrylat tiêu thụ.

+ Poli (metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ

+ Ngoài ra nó còn được sử dụng làm chất trung gian hóa học cũng như trong sản xuất polyme phủ, hóa chất xây dựng và các ứng dụng dệt.


B. Poli Metyl Metacrylat là gì?

   Trong phần trên chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn về Este Metyl Metacrylat. Dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu các tính chất của Poli Metyl Metacrylat (C5H8O2)n . Dưới đây là các đặc điểm, tính chất cũng như ứng dụng của Poli Metyl Metacrylat.


I. Poli Metyl Metacrylat là gì?

Như đã giới thiệu ở phần trước bạn đã biết thì Poli Metyl Metacrylat) là chất dẻo được tạo ra từ phản ứng trùng hợp metyl metacrylat.

Công thức phân tử: (C5H8O2)n

Công thức cấu tạo:

Tên gọi: Poli(metyl metacrylat)

Kí hiệu: PMMA

Metyl metacrylat là gì? Công thức, cách điều chế? (ảnh 6)

II. Tính chất vật lí và cách nhận biết

Poli(metyl metacrylat) có đặc tính trong suốt

Cho ánh sáng truyền qua tốt (trên 90%). Chính vì thế mà nó được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas.

Đặc điểm của loại Poli này là có độ cứng cao và rất bền với nhiệt.


III. Cách điều chế Poli Metyl Metacrylat

Người ta điều chế Poli(metyl metacrylat) bằng phản ứng trùng hợp metyl metacrylat.

Metyl metacrylat là gì? Công thức, cách điều chế? (ảnh 7)

 Cách điều chế Poli Metyl Metacrylat


IV. Ứng dụng của Poli Metyl Metacrylat trong đời sống sản xuất

  Trong sản xuất công nghiệp Poli được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Thủy tinh hữu cơ thường được sử dụng ở các dạng vật liệu sau:

 +  Tấm, thanh, ống

 +  Tạo chất dẻo tự động đông cứng

 +   Làm keo dán…

 Ngoài ra nó còn được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực y tế. Cụ thể như cấy ghép xương, làm răng giả, phẫu thuật thẩm mỹ… Bên cạnh đó chúng có có thể được sử dụng trong đồ nội thất, trang sức…

icon-date
Xuất bản : 06/11/2021 - Cập nhật : 07/11/2021