logo

Lý thuyết Sinh 12 bài 11 | Áp dụng 3 bộ sách KNTT, CD, CTST

icon_facebook

I. Liên kết gene

1. Thí nghiệm về liên kết gene của Morgan

- Alllele quy định thân xám là trội (B), thân đen là lặn (b); Alllele quy định cánh dài là trội (V), cánh cụt là lặn (v);

- Fb thu được tỉ lệ 1:1 và con cái đem lai có tính trạng thân đen, cánh cụt (aa, vv) chi cho một loại giao tử nên F1 (Aa, Vv) chỉ cho 2 loại giao tử.

- Hai gene quy định hai tính trạng cùng nằm trên một NST và di truyền liên kết cùng nhau.

Lý thuyết Sinh 12 bài 11 | Áp dụng 3 bộ sách KNTT, CD, CTST

- Dấu hiệu nhận biết: lai hai hay nhiều tính trạng, kết quả thu được như lai một tính trạng, ví dụ F có tỉ lệ 1:1 hoặc 3:1.

- Cơ sở tế bào học: mỗi gene nằm trên NST tại một vị trí xác định gọi là locus, các gene phân bố dọc theo chiều dài của NST, các NST phân li trong giảm phân dẫn tới
các gene trên cùng một NST phân li cùng nhau. 

- Liên kết gene: hiện tượng các gene trên cùng một NST di truyền cùng nhau.

- Số nhóm liên kết: bằng bộ NST đơn bộ của loài (n).

2. Vai trò của liên kết gene

Các gene tốt di truyền cùng nhau giúp SV thích nghi với môi trường, duy trì sự ổn định của loài; sàng lọc, lựa chọn kiểu hình mong muốn của vật nuôi/ cây trồng; gây đột biến chuyển đoạn để đưa các gene có lợi vào cùng một NST tạo ra giống mới.


II. Hoán vị gene

1. Thí nghiệm về hoán vị gene

Con đực đen, cụt (bb,vv) chỉ cho 1 loại giao từ (bv), mà Fb thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ khác nhau, chứng tỏ con cái F1 xám, dài sẽ cho 4 loại giao từ với tỉ lệ khác nhau BV=bv=41,5%; Bv=bV= 8,5%

Hai gene quy định hai tính trạng cùng năm trên một NST có hiện tượng hoán vị gene trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

Lý thuyết Sinh 12 bài 11 | Áp dụng 3 bộ sách KNTT, CD, CTST

- Dấu hiệu nhận biết: lai hai hay nhiều tính trạng, kết quả F thu được số lượng kiểu hình = khi tính trạng khi tuân theo quy luật phân li.

- Cơ sở tế bào học: trong qua trình giảm phân hình thành giao tử, ở đầu của giảm phân I, ở một số tế bào xảy ra hiện tượng trao đổi chéo giữa các chromatide khác nguồn gốc của cặp NST kép tương đồng dẫn tới sự hoán đổi vị trí của các gene.

- Hoán vị gene: là hiện tượng các allele tương ứng của một gene trao đổi vị trí cho nhau trên cặp NST tương đồng từ đó xuất hiện các tổ hợp gene mới, tạo tổ hợp kiểu hình mới.

- Tần số hoán vị gene (f): được tính bằng tỉ lệ phần trăm các giao tử tái tổ hợp, f≤ 50%

2. Vai trò của hoán vị gene

Tăng nguồn biến dị di truyền cho quá trình tiến hóa và chọn giống; thiết lập bản đồ di truyền.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 12/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads