logo

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 16 Kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

Soạn Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)


1. Nhà Nguyễn thành lập và củng cố quyền thống trị

a) Sự thành lập Vương triều Nguyễn

- Năm 1792, vua Quang Trung qua đời, Triều Tây Sơn suy yếu.

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lập triều Nguyễn, đánh bại Tây Sơn và đặt kinh đô ở Phú Xuân.

b) Nhà Nguyễn củng cố quyền thống trị

- Nguyễn Ánh thâu tóm quyền lực, củng cố chế độ quân chủ trung ương và thống nhất lãnh thổ.

- Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Luật Gia Long, bảo vệ quyền uy tuyệt đối của nhà vua và củng cố trật tự phong kiến.

- Cải cách Minh Mạng hoàn thiện bộ máy quản lí nhà nước, chia đất nước thành 30 tỉnh và 1 phủ.

- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách ngoại giao mềm với nhà Thanh, khước từ quan hệ với Âu-Mỹ và thi hành chính sách cấm đạo. 


2. Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

a) Kinh tế

- Nhà Nguyễn quan tâm đến khai hoang, di dân lập đồn điền ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam.

- Nguyễn Công Trứ tổ chức hai huyện mới ở vùng hạ lưu sông Hồng: Tiền Hải và Kim Sơn.

- Địa chủ, cường hào bao chiếm ruộng đất nền nông dân phải lưu vong. Lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.

- Thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển. Nghề khai mỏ được đẩy mạnh. Tuy nhiên, một số ngành, nghề không phát triển được do quy hành chính sách bế quan toả cảng, thợ giỏi bị bắt vào làm trong các quan xưởng.

- Nhiều đô thị, trung tâm buôn bán nổi tiếng từ thời kì trước bị sa sút do chính sách của Nhà nước.

b) Xã hội

- Cuộc sống cơ cực của người dân và các mâu thuẫn xã hội đã gây ra nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn.

- Tham gia vào các cuộc đấu tranh này có nông dân, thợ thuyền, binh lính, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số.

- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu bao gồm: Phan Bá Vành (1821-1827) ở Thái Bình, Lê Duy Lương (1833) ở Ninh Bình, Nông Văn Văn (1833-1835) ở Cao Bằng và Cao Bá Quát (1854-1856) ở Hà Nội.


3. Sự phát triển của văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

- Văn học:

+ Dòng văn học viết bằng chữ Nôm góp phần phong phú văn học dân tộc: Truyện Kiều, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát,...

+ Văn học dân gian được thể hiện qua tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện Nôm, tiếu lâm,...

+ Nội dung tác phẩm văn học phản ánh cuộc sống lao động và khát vọng của nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.

- Nghệ thuật:

+ Nhã nhạc (nhạc cung đình) phát triển đến đỉnh cao thời Nguyễn.

+ Văn nghệ dân gian bao gồm nhiều làn điệu như quan họ, trồng quần, hát vi, hát cò lả,...

+ Hội hoạ gồm tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng,...

- Kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng bao gồm kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh, chùa Tây Phương và tượng 18 vị La Hán, đình làng Đình Bảng,...

Lý thuyết Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

4. Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án)

Câu 1: Đặc trưng vương triều Nguyễn là?

A. Triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam

B. Nhà Nguyễn đã có nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

C. Dưới thời Nguyễn, nhân dân Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đồ sộ trên lĩnh vực văn hóa.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 2: Đâu là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?

A. Tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc

B. Sự đầu hàng của nhân dân

C. Thiếu quyết tâm kháng chiến của nhân dân

D. Thái độ thiếu quyết tâm kháng chiến của nhà Nguyễn

Giải thích: Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp là do thái độ thiếu quyết tâm kháng chiến của nhà Nguyễn. Trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp giữa triều đình nhà Nguyễn và nhân dân ngày càng nảy sinh nhiều bất đồng, nhà Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng, không phối hợp cùng nhân dân đứng lên kháng chiến bảo vệ độc lập.

Câu 3: Các giáo sĩ phương Tây tích cực truyền bá tôn giáo nào?

A. Thiên chúa giáo

B. Hồi giáo

C. Công giáo

D. Đáp án khác

Giải thích: Đạo Công giáo cũng như các tôn giáo khác xem việc truyền đạo là sứ mạng thiêng liêng. Đạo Công giáo từ một tôn giáo địa phương dần nhanh chóng trở thành tôn giáo của Đế chế La Mã; từ tôn giáo của Đế chế La Mã đã trở thành tôn giáo của Châu Âu và của thế giới. Ở Việt Nam, từ những năm của thế kỷ XVI đã có các giáo sĩ phương Tây đến để truyền giáo.

Câu 4: Nghệ thuật dưới thời nhà Nguyễn có gì nổi bật?

A. Nghệ thuật biểu diễn: Nhã nhạc phát triển đến đỉnh cao; xuất hiện hàng loạt làn điệu dân ca như: quan họ, hát ví, hát cò lả,...

B. Hội họa phát triển với nhiều dòng tranh dân gian

C. Kiến trúc, điêu khắc phát triển với các công trình nổi tiếng như: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (Thừa Thiên Huế),...

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Ai là người cho cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Vua Minh Mạng

B. Vua Gia Long

C. Vua Quang Trung

D. Vua Nguyễn Ánh

Giải thích: Vua Gia Long cử thủy quân ra cắm cờ ở quần đảo Hoàng Sa vào năm 1816 - đây là một dấu mốc sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Từ đó khẳng định chủ quyền biển đảo về phương diện nhà nước của triều đình nhà Nguyễn.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Lịch sử 8 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 12/03/2023 - Cập nhật : 06/09/2023