logo

Lý thuyết Lịch Sử 12 KNTT Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay | Áp dụng cả 3 bộ sách

icon_facebook

Sau khi đánh đuổi Pháp và Mỹ, từ sau tháng 4-1975 đến nay chúng ta vẫn không ngừng đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Bài viết Lý thuyết Lịch Sử 12 KNTT bài 9 Cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay sẽ tổng hợp kiến thức và rút ra bài học lịch sử.


1. Bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay

* Trong nước:

- Thuận lợi: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Khó khăn: Hậu quả của chiến tranh trên cả nước còn rất nặng nề; đất nước lại bị Mỹ bao vây, câm vận; mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc - Cam-pu-chia đã xuất hiện một số vấn đề phức tạp.

* Quốc tế:

- Thuận lợi: Xu thế hoà hoãn Đông - Tây của thế giới các cường quốc (Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc...) và các nước trong khu vực Đông Nam Á có nhiều thay đổi.

- Khó khăn: Tình trạng bất ổn, xung đột vẫn diễn ra nhiều nơi trên thế giới.


2. Các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975

a. Cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam

- Ngay sau thăng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân Việt Nam tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam chống lại sự xâm lược của tập đoàn Khơ-me đỏ.

- Thực hiện quyền tự vệ chính đáng quân dân Việt Nam mở các cuộc tổng phản công làm tan rã đại bộ phận quân chủ lực của đối phương. Đồng thời quân tình nguyện Việt Nam cùng quân dân Campuchia đánh đổ chính quyền Pôn Pốt.

b. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc

* Nguyên nhân:

- Từ giữa năm 1975, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trở nên căng thẳng. Sau đó, Trung Quốc đơn phương chấm dứt các viện trợ kinh tế, kĩ thuật, gây ra vấn đề người Hoa ở Việt Nam, khiêu khích xâm phạm biên giới phía Bắc của Việt Nam.

- Sáng ngày 17-02-1979, Trung Quốc huy động 32 sư đoàn (60 vạn quân), tiên công sang toàn bộ sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

* Diễn biến: Để bảo vệ Tổ quốc, quân dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc đã đứng lên chiến đấu.

* Kết quả: Trước cuộc chiến đấu ngoan cường của nhân dân Việt Nam và sự phản đối của dư luận quốc tế, ngày 5/3/1979 Trung Quốc tuyên bố rút quân.

c. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển Đông

- Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

- Tổ chức nhiều goạt động thực thi chủ quyền biển đảo.

- Tháng 3/1988, Trung Quốc tấn công các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Hoàng Sa khiến hàng chục hải quân hi sinh.

- Việt Nam đang tích cực thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông.


3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay

- Bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.

- Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước.

- Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.

- Góp phần bảo vệ hoà bình, ổn định ở khu vực châu Á và trên thế giới.


4. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

- Không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân.

- TCủng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng bảo vệ tổ quốc.

- Phát triển sáng tạo nghệ thuật chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

icon-date
Xuất bản : 02/10/2024 - Cập nhật : 01/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads