Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay nước ta đã đạt được nhiều thành tự về mọi mặt. Bài viết Lý thuyết Lịch Sử 12 KNTT bài 11 Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay sẽ tổng hợp các thành tựu cơ bản về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh nước ta.
a. Kinh tế
- Có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
- Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cùng được cải thiện, quá trình đầy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng.
b. Chính trị, an ninh quốc phòng
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vùng mạnh; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được cùng cò, tăng cường.
- Những thành tựu đó đã góp phần giữ vững sự ổn định chính trị và môi trường hoà bình cho công cuộc xây dựng, công cuộc Đổi mới của Việt Nam.
c. Văn hóa - xã hội
Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công, đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.
d. Hội nhập quốc tế
Quá trình hội nhập quốc tế đạt được nhiều thành tựu quan trọng về hội nhập chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hoá và các lĩnh vực khác.
- Thứ nhất: kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Thứ hai: Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp
- Thứ ba: Đổi mới phải vi lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
- Thứ tư: Kết hợp sức mạnh nội lực và sức mạnh ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững.