Hội nghị I-an-ta được diễn ra tại Lâu đài Li-va-đi-a. Những quyết định của hội nghị đã tạo cơ sở cho việt thiết lập trật tự thế giới hai cực. Bài viết Lý thuyết Lịch Sử 12 KNTT bài 2 Trật tự thế giới mới trong chiến tranh lạnh sẽ tổng hợp chi tiết về quá trình hình thành, tồn tại và nguyên nhân sụp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
a. Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I- an-ta
- Chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh.
- Từ ngày 4 11/2/1945, tại I-an-ta diễn ra hội nghị giữa 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh. Hội nghị đưa ra nhiều quyết định quan trọng.
- Những quyết định của hội nghị đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới gọi là “trật tự thế giới hai cực I-an-ta".
b. Quá trình hình tồn tại của trật tự thế giới hai cực I-an-ta
- Trật tự thế giới hai cực I-an-ta trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX: Giai đoạn xác lập và phát triển của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
- Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX đến năm 1991: Giai đoạn suy yếu và đi đến sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
a. Nguyên nhân sụp đổ
- Thứ nhất, sự đối đầu căng thẳng đã khiến cho cả hai cực Xô – Mỹ đêu bị tốn kém về tài chính, suy giảm thể mạnh kinh tế, phải hạn chế cuộc chạy đua vũ trang để ổn định và củng cố vị thế của mình.
- Thứ hai, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với những thay đổi trong quan hệ Xô – Mỹ là những chuyển biến theo hướng hoà dịu trong quan hệ giữa Đông Âu và Tây Âu.
- Thứ ba, sự vươn lên nhanh chóng của các nước trên thế giới nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực, đặc biệt, thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập đã làm thay đổi khuôn khổ của Trật tự thể giới hai cực I-an-ta.
- Thứ tư, sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới với sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu đã tạo ra những trung tâm kinh tế cạnh tranh với Mỹ, sự suy giảm sức mạnh kinh tế của Liên Xô.
- Thứ năm, cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và những sai lầm trong công cuộc cải tổ đã làm suy giảm sức mạnh, dẫn tới sự tan rã của Liên Xô – quốc gia đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
b. Tác động
- Thứ nhất, sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đã mở ra một thời kì phát triển mới trong quan hệ quốc tế, thúc đẩy những xu hướng phát triển mới, đảm bảo lợi ích của các quốc gia, các dân tộc trong quan hệ quốc tế.
- Thứ hai, sự tan rã của Liên Xô đã làm thay đổi so sánh lực lượng với ưu thế tạm thời thuộc về Mỹ. Tuy nhiên, vai trò của các cường quốc khác, các trung tâm kinh tế, các tổ chức quốc tế, khu vực.... ngày càng gia tăng, trong khi sức mạnh của Mỹ cũng suy giảm tương đôi.
- Thứ ba, sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới mới.