logo

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam và biển Đông

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam và biển Đông theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 13: Việt Nam và biển Đông


1. Tầm quan trọng của biển Đông đối với Việt Nam

Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía (đông, nam và tây nam) và có đường bờ biển dài 3 260 km từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang. Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai.


a) Về quốc phòng, an ninh

- Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của Việt Nam.

- Hệ thống các đảo và quần đảo trên Biển Đông được sử dụng làm căn cứ tiền tiêu để kiểm soát vùng biển và vùng trời trên biển cũng như các tuyến đường qua lại Biển Đông.

- Các đảo và cụm đảo của Việt Nam được sắp xếp thành các tuyến đảo phòng thủ liên hoàn.


b) Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

- Vị trí địa lý và tài nguyên của Biển Đông là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế biển đa dạng, bao gồm các ngành mũi nhọn như thương mại biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản, giao thông hàng hải, sửa chữa và đóng tàu, du lịch,..

- Biển Đông là cửa ngõ để Việt Nam giao lưu kinh tế, hợp tác và hội nhập với các nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Toàn bộ hàng hoá xuất - nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển đều đi qua Biển Đông.


2. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa


a) Việt Nam là nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

- Từ đầu Công nguyên, người Việt đã có hoạt động kinh tế và văn hoá ở Biển Đông, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Các tập bản đồ của các triều đại quân chủ Việt Nam và của người phương Tây đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

- Các công trình sử học và địa lí của Việt Nam thời quân chủ cũng ghi chép tường tận về cương vực, lãnh thổ, hình thế đất nước và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của các chính quyền vua Lê – chúa Trịnh, chúa Nguyễn, triều Tây Sơn và triều Nguyễn ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

- Hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được khẳng định thông qua việc thành lập và hoạt động của các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải.

- Chính quyền thực dân Pháp tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế từ năm 1884 đến năm 1975.

- Từ những năm 30 của thế kỉ XX, người Pháp đã tiến hành xây dựng cột mốc chủ quyền, đèn biển, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều khảo sát khoa học.

- Đến tháng 9 - 1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được khẳng định qua Bản Tuyên Ngôn của Chính phủ Việt Nam.


b) Tình hình tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông: quá khứ và hiện tại

- Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông liên quan đến đảo và vùng biển.

- Các tranh chấp chủ quyền bao gồm Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Tranh chấp còn liên quan đến việc xác định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa giữa các nước có vùng biển liền kề.

- Các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông gồm Việt Nam, Trung Quốc, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và một bên là Đài Loan.

- Trung Quốc đã gia tăng các hành động tranh chấp và gây căng thẳng và phức tạp cho tình hình Biển Đông vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.


c) Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông

- Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử có những hoạt động đấu tranh kiên quyết hằm bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.


3. Chủ trương của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

- Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hoà bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.


4. Trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án)

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam?

A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.

B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ,

C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.

D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Giải thích 

Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong quốc phòng và an ninh của Việt Nam:

- Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của quốc gia.

- Hệ thống đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông đóng vai trò phòng thủ bảo vệ bầu trời, biển và đất liền.

- Do vị trí nằm trên tuyến giao thông biển quan trọng và là khu vực chiến lược trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Biển Đông đảm bảo an ninh hàng hải và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Câu 2. Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế, ngoại trừ ngành

A. công nghiệp khai khoáng.

B. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

C. giao thông hàng hải.

D. giao thông đường hàng không.

Giải thích 

Vị trí địa lý và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế, trừ ngành giao thông đường hàng không.

Câu 3. Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng?

A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.

B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.

C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....

D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.

Giải thích 

Biển Đông có nhiều tài nguyên khoáng sản quý như titan, thiếc và đặc biệt là dầu khí. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng nước ta.

Câu 4. Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành du lịch?

A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.

B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.

C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....

D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.

Câu 5. Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng của Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam có thể phát triển ngành kinh tế nào?

A. Khai thác tài nguyên sinh vật biển.

B. Công nghiệp khai khoáng.

C. Sửa chữa và đóng tàu.

D. Giao thông hàng hải.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam và biển Đông theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 14/03/2023 - Cập nhật : 09/08/2023