logo

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (Thế kỉ XV)

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (Thế kỉ XV) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (Thế kỉ XV)


1. Bối cảnh lịch sử

- Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh đất nước sau một thời gian dài chiến tranh, khủng hoảng bộ máy hành nhà nước trở nên yếu kém về nhiều mặt.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí nhà nước và hành chính mang tính phân tán, quyền lực của nhà nước quân chủ quan liêu trung ương tập quyền bị hạn chế.


2. Nội dung chính

Vua Lê Thánh Tông đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách để thúc đẩy sự phát triển của đất nước, bao gồm:

- Về hành chính và quan lại: Bãi bỏ các chức quan trung gian ở trung ương, đặt ra lục bộ và lục khoa để quản lí hoạt động, chia đất nước thành 13 thừa tuyên. Tổ chức các kì thi để tuyển chọn quan chức có năng lực và phẩm chất tốt.

- Về quân đội và quốc phòng: Cải tổ hệ thống quân đội, chia làm quân thường trực và quân các đạo, rèn luyện quân đội, tổ chức duyệt tập binh sĩ và kì thi khảo võ nghệ.

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 13. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (Thế kỉ XV)
Sơ đồ tổ chức nhà nước dưới thời Lê Thánh Tông


- Pháp luật: Năm 1483, Nhà nước ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều, chia làm 6 quyển, gồm những quy định về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân, gia đình,... Nhiều truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc cũng được tôn trọng và thể chế hoá thành luật.

- Kinh tế: Vua Lê Thánh Tông ban hành các chính sách phát triển kinh tế, đặc biệt ruộng đất trở thành vấn đề trung tâm của cải cách kinh tế. Năm 1477, ban hành chính sách lộc điển và quân điền.

Lê Thánh Tông còn đẩy mạnh việc khai hoang lập đồn điền, tăng cường sức sản xuất, chăm lo thuỷ lợi, đê điều,...

- Văn hoá, giáo dục: Lê Thánh Tông bãi bỏ việc ban quốc tính, coi trọng biên soạn quốc sử, "xem sử như một tấm gương" để soi vào mà biết đúng sai. Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử, giáo dục gia đình, hôn nhân,.... cũng được luật hoá nghiêm túc.


3. Ý nghĩa

Vua Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách và làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ và tập trung cao độ. Các chức danh và hệ thống giám sát được quy định rõ ràng, loại bỏ nguy cơ chuyển quyền và cát cứ. Chính sách ruộng đất và giáo dục đã giúp đất nước phát triển. Tất cả các hoạt động của quốc gia đã chuyển biến và đất nước trở nên hưng thịnh.


4. Trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 10 (có đáp án)

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam?

A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.

B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ,

C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.

D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Giải thích

Đối với Việt Nam, Biển Đông có tầm quan trọng về quốc phòng và an ninh, là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước. Hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền. Biển Đông còn giữ vai trò bảo vệ an ninh hàng hải và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên tuyến giao thông biển huyết mạch và là địa bàn chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 2. Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế, ngoại trừ ngành

A. công nghiệp khai khoáng.

B. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

C. giao thông hàng hải.

D. giao thông đường hàng không.

Giải thích

Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế, ngoại trừ ngành giao thông đường hàng không.

Câu 3. Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng?

A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.

B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.

C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....

D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.

Giải thích

Biển Đông có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là dầu khí. Điều này đã mang lại điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam.

Câu 4. Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành du lịch?

A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.

B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.

C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....

D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.

Câu 5. Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng của Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam có thể phát triển ngành kinh tế nào?

A. Khai thác tài nguyên sinh vật biển.

B. Công nghiệp khai khoáng.

C. Sửa chữa và đóng tàu.

D. Giao thông hàng hải.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (Thế kỉ XV) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 14/03/2023 - Cập nhật : 08/08/2023