logo

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông


1. Vị trí địa lí, đặc điểm của biển Đông

- Biển Đông là tên riêng dùng để gọi vùng biển ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực phía tây Thái Bình Dương, diện tích khoảng 3,5 triệu km.

- Biển Đông nằm giữa vĩ độ 3°B - 26°B và kinh độ 100Đ - 121°Đ, là biển nửa kín do có các đảo, quần đảo bao bọc.

- Biển Đông có cảnh quan thiên nhiên phong phú với nhiều cấu trúc địa lí như đảo san hô, rạn san hô, bãi cạn, bãi ngầm, vùng đáy biển sâu, rộng, đường bờ biển dài.

- Khí hậu Biển Đông mang tính chất nhiệt đới, nhiệt độ trung bình khoảng 27 – 28°C, nhưng có sự thay đổi theo vĩ độ và theo mùa.

- Vùng Biển Đông có sự đa dạng sinh học điển hình trên thế giới về cấu trúc thành phần loài động thực vật, hệ sinh thái và nguồn gen, do vị trí địa lý và khí hậu đặc biệt.


2. Tầm quan trọng chiến lược của biển Đông


a, Tuyến đường giao thông biển huyết mạch

Biển Đông là tuyến đường giao thông biển huyết mạch kết nối các khu vực quan trọng như Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - Đông Á. Nhiều eo biển quan trọng như eo Đài Loan, Ba-si, Ga-xpa, Ka-li-man-tan và đặc biệt là Ma-lắc-ca.


b, Nguồn tài nguyên thiên nhiên

Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm sinh vật biển, khoáng sản và là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Nguồn tài nguyên này có giá trị cao đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, đời sống của cư dân và phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực.


c, Địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về quốc phòng - an ninh, giao thông vận tải và các hoạt động kinh tế khác. Đây là tuyến đường cơ động trên biển ngắn nhất giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương của các lực lượng quân sự. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông tạo thành tuyến phòng thủ tự nhiên đối với nhiều nước ven biển. Nhiều nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Việt Nam... có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí trên vùng biển này.


3. Tầm quan trọng của các đảo và quần đảo trên biển Đông


a, Vị trí

- Biển Đông có hàng nghìn đảo, quần đảo nằm rải rác với diện tích khác nhau.

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, nằm ở trung tâm của Biển Đông, có vị trí chiến lược quan trọng.

- Quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn, cồn cát, nằm trong phạm vi biển rộng khoảng 30 000 km.

- Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, nằm ở phía đông nam của bờ biển Việt Nam, trải rộng trong một vùng biển rộng khoảng 180 000 km.


b, Tầm quan trọng chiến lược

- Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh, kinh tế.

- Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và bảo đảm an ninh cho các tuyến đường giao thông trên biển.

- Các đảo, quần đảo trên Biển Đông là không gian hoạt động kinh tế có tầm quan trọng chiến lược.

- Các ngành kinh tế biển như du lịch, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, khai thác dược liệu biển và khoáng sản có tiềm năng phát triển bền vững.

- Các đảo có thể xây dựng khu bảo tồn trên biển, trung tâm nghiên cứu để bảo vệ và phát triển các loài sinh vật hoang dã, quý hiếm.


4. Trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án)

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của Biển Đông?

A. Nằm ở rìa tây của Thái Bình Dương.

B. Là vùng biển chung của 11 quốc gia Đông Nam Á.

C. Là “cầu nối” giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

D. Là biển lớn thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 3,5 triệu Km2.

Giải thích

- Biển Đông là vùng biển chung của 9 quốc gia  và vùng lãnh thổ Đài Loan.

Biển Đông là vùng biển chung của 9 quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines, Trung Quốc) và của Đài Loan.

Câu 2. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông đường biển huyết mạch nối liền hai châu lục nào sau đây?

A. Châu Âu và châu Á.

B. Châu Phi và châu Mĩ.

C. Châu Âu và châu Phi.

D. Châu Á và châu Mĩ.

Giải thích

Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong hàng hải giao thương quốc tế, kết nối các tuyến đường biển chính giữa Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á và Trung Đông - Đông Á.

Câu 3. Eo biển nào dưới đây không thuộc khu vực Biển Đông?

A. Eo biển Ma-lắc-ca.

B. Eo biển Ba-si.

C. Eo biển Đài Loan.

D. Eo biển Ma-gien-lăng.

Giải thích

Khu vực Biển Đông có nhiều eo biển trọng yếu như eo biển Đài Loan, Basi, Gaxpa, Kalimantan và đặc biệt là eo biển Malắcca. Trong khi đó eo biển Ma-gien-lăng nằm ở phía nam lục địa Nam Mĩ, nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Câu 4. Biển Đông có diện tích khoảng

A. 2,5 triệu km2.

B. 3,5 triệu km2.

C. 4,5 triệu km2.

D. 5,5 triệu km2.

Câu 5. Biển Đông trải dài khoảng 3000 km theo trục đông bắc - tây nam, nối liền hai đại dương là:

A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của biển Đông theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 14/03/2023 - Cập nhật : 09/08/2023