logo

Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX)

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX)


1. Bối cảnh lịch sử

- Năm 1802, triều Nguyễn được thành lập sau thời gian chiến tranh và khủng hoảng.

- Thời Gia Long, bộ máy hành chính nhà nước yếu kém về nhiều mặt, phân quyền còn đậm nét.

- Tình trạng thu hẹp ruộng đất công làng xã dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân.

- Thống nhất tổ chức hành chính, củng cố quyền lực của triều đình trung ương và nhà vua là vấn đề cấp bách đối với triều Nguyễn.

- Vua Minh Mạng thực hiện nhiều chính sách cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kì trị vì của mình.


2. Nội dung chính

- Minh Mạng cải tổ cơ quan trực tiếp giúp việc cho nhà vua ở cấp trung ương.

- Vua chia nước thành 30 tỉnh và một phủ, và đổi các động, sách thành xã cho vùng dân tộc thiểu số.

- Tổng đốc đứng đầu tỉnh và Tuần phủ đứng đầu tỉnh còn lại, đặt dưới sự kiểm quản của Tổng đốc.

- Cải cách ruộng đất được thí điểm ở Bình Định và Nam Kì, nhưng đạt được kết quả rất hạn chế.


3. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

Vua Minh Mạng là một nhà cải cách và đã thực hiện nhiều biện pháp để cải tổ hệ thống hành chính trong đó bao gồm việc xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ, đơn vị hành chính thống nhất trong cả nước, cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ và tổ chức chặt chẽ. Cuộc cải cách này đã tạo thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương và hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả hơn trước. Các bài học kinh nghiệm để lại bao gồm thực hiện nguyên tắc "trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau", thực hiện nguyên tắc "chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng", kiểm tra, giám sát quan lại...


4. Trắc nghiệm Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án)

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?

A. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.

B. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.

C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước được củng cố, thống nhất.

D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các quý tộc và quan văn nắm giữ.

Giải thích

Dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, bộ máy nhà nước phong kiến đã được cải cách nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế và thiếu tính thống nhất:

- Hệ thống quản lí chính trị được phân chia thành nhiều tầng, có nguy cơ quan lại địa phương lạm quyền.

- Ở địa phương vẫn tồn tại sự phân quyền rõ rệt với Bắc Thành và Gia Định Thành và tổ chức hành chính giữa các khu vực chưa đồng nhất.

- Các quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu xuất thân từ võ quan.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?

A. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.

B. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.

C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước thiếu tính thống nhất.

D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.

Giải thích

Nội dung “Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối” không phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng do hệ thống quản lí chính trị được phân chia thành nhiều tầng, có nguy cơ quan lại địa phương lạm quyền.

Câu 3. Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là

A. Tổng trấn.

B. Trấn thủ.

C. Tuần phủ.

D. Huyện lệnh.

Giải thích

Dưới triều vua Gia Long, khu vực Bắc Thành và Gia Định Thành được chỉ định có một Tổng trấn đứng đầu, có quyền lực tương đương với một phó vương.

Câu 4. Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi là gì?

A. Tổng trấn.

B. Tổng đốc.

C. Tuần phủ.

D. Tỉnh trưởng.

Câu 5. Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành

A. 7 trấn và 4 doanh.

B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.

C. 4 doanh và 23 trấn.

D. 13 đạo thừa tuyên.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX) theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 14/03/2023 - Cập nhật : 09/08/2023