logo

(Cánh diều) Lý thuyết Sử 11 Bài 13: Việt Nam và biển Đông

Tóm tắt (Cánh diều) Lý thuyết Sử 11 Bài 13: Việt Nam và biển Đông theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 13. Việt Nam và biển Đông

Soạn Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 13


1. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam

- Biển Đông là địa bản chiến lược và cửa ngõ bảo vệ an ninh hàng hải và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền của Việt Nam.

- Biển Đông có tài nguyên phong phú, góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản và du lịch. 

- Các cảng biển nước sâu và trung bình dọc bờ Biển Đông cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại hàng hải của Việt Nam.

- Công nghiệp khai khoáng và dầu khí ở lục địa Việt Nam có trữ lượng lớn và điều kiện khai thác thuận lợi.

- Vùng biển Việt Nam có tiềm năng khai thác quặng sa khoáng và các nguồn tài nguyên quý giá khác.

- Biển Đông có trữ lượng tài nguyên sinh vật biển lớn và đa dạng, khả năng khai thác ước tính từ 14-1,6 triệu tấn.

- Cảnh quan đa dạng của Biển Đông tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch, với các địa danh như vịnh Hạ Long, bãi biển Non Nước và đảo Phú Quốc.


2. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

- Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa từ thế kỉ XVII. 

- Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải được tái lập dưới triều Nguyễn. Pháp khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo thoả thuận của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã tiếp quản và khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam. 

- Quân đội Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1-1974. 

- Lực lượng hải quân Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam giải phóng quần đảo Trường Sa vào tháng 4-1975.


3. Chủ trương của Việt Nam Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình

- Việt Nam khẳng định chủ quyền qua Luật Biển Việt Nam và tham gia UNCLOS.

- Ban hành văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền qua Hiến pháp (2013), Luật Biển Việt Nam (2012), Luật Dân quân tự vệ (2019)...

- Thông qua Luật Biển Việt Nam (2012) khẳng định chủ quyền và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

- Tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

- Thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).


4. Trắc nghiệm Sử 11 Cánh Diều Bài 13 (có đáp án)

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh của Biển Đông đối với Việt Nam?

A. Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.

B. Góp phần bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ,

C. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa.

D. Là địa bàn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Giải thích

Biển Đông là tuyến phòng thủ quan trọng của Việt Nam phía Đông với hệ thống các đảo và quần đảo trên biển hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền. Biển Đông còn giữ vai trò bảo vệ an ninh hàng hải và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, nằm trên tuyến giao thông biển huyết mạch và là địa bàn chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 2. Quốc gia đầu tiên khai phá, xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là

A. Việt Nam.

B. Lào.

C. Campuchia.

D. Thái Lan.

Giải thích

Có nhiều bằng chứng khảo cổ chứng minh rằng từ đầu Công nguyên, người Việt đã có hoạt động kinh tế và văn hoá ở Biển Đông. Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và thực hiện quản lý liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, được khẳng định bằng những nguồn sử liệu tin cậy và có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài (văn bản hành chính, tư liệu lịch sử,...) qua các thời kì.

Câu 3. Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam, tên gọi nào dưới đây không được dùng để chỉ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Bãi Cát Vàng.

B. Vạn Lý Hoàng Sa.

C. Vạn Lý Trường Sa.

D. Bạch Long Vĩ.

Giải thích

Bạch Long Vĩ là tên một hòn đảo nằm ở Vịnh Bắc Bộ thuộc tỉnh Hải Phòng. Trong khi đó quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải những hòn đảo được gọi bằng nhiều tên khác nhau trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam như Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa,... 

Câu 4. Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế, ngoại trừ ngành

A. công nghiệp khai khoáng.

B. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

C. giao thông hàng hải.

D. giao thông đường hàng không.

Câu 5. Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng?

A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.

B. Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc,…), đặc biệt là dầu khí.

C. Cảnh quan ở Biển Đông đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động....

D. Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế cao.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Lịch sử 11 Cánh diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Lịch sử 11 Cánh Diều Bài 13. Việt Nam và biển Đông theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 13/03/2023 - Cập nhật : 03/08/2023