logo

Lý thuyết KTPL 11 Bài 4 Chân trời sáng tạo: Thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 4: Thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 4: Thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường


1. Khái niệm và các loại hình thất nghiệp

- Thất nghiệp là tình trạng của người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không thể tìm được việc làm với mức lương thịnh hành.

- Thất nghiệp có các loại hình:

+ Căn cứ vào tính chất: thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện.

+ Căn cứ vào nguyên nhân: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì.


2. Các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp

Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 4: Thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường

- Sự vận động của nền kinh tế: nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, tinh giản lao động hoặc cơ cấu nền kinh tế chuyển hướng hiện đại đòi hỏi người lao động phải có nhiều kỹ năng mới.

- Bản thân người lao động: thiếu chuyên môn, kĩ năng hỗ trợ công việc theo nhu cầu thị trường hoặc mong muốn có việc làm với mức lương cao hơn mức lương hiện tại.


3. Hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội

- Hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế:

+ Giảm tiêu dùng và sản xuất, dẫn đến lãng phí nguồn lực sản xuất;

+ Sản lượng sụt giảm, ngân sách bị thiếu thu nhập từ thuế và ảnh hưởng khả năng hỗ trợ phát triển kinh tế của Nhà nước.

- Hậu quả của thất nghiệp đối với xã hội:

+ Người lao động giảm thu nhập, cuộc sống khó khăn và đời sống tinh thần bị ảnh hưởng;

+ Tăng chi ngân sách giải quyết trợ cấp thất nghiệp và tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến đầu tư phát triển xã hội.


4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp

- Nhà nước giữ vai trò kiểm soát và kiểm chế thất nghiệp qua các chính sách như: 

+ Chính sách hỗ trợ và phát triển kinh tế nhằm tạo ra nhiều việc làm mới và thúc đẩy sự phát triển kinh tế;

+ Chính sách an sinh xã hội nhằm giúp đỡ những người thất nghiệp và gia đình họ;

+ Chính sách giải quyết việc làm nhằm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, như chính sách đào tạo nghề nghiệp, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp tạo việc làm.


5. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 4: Thất nghiệp

Câu 1: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?

A. Sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động.

B. Người lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng làm việc.

C. Nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.

D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động.

Câu 2: Trong trường hợp dưới đây, nhà nước đã thực hiện chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

Trường hợp. Thất nghiệp gia tăng làm giảm tiêu dùng xã hội, các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất trong nền kinh tế. Với vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo nhiều việc làm; thu hút lao động qua các chính sách tài khoá; chính sách tiền tệ.

A. Trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp/ người lao động đang tạm thời ngưng việc.

B. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.

C. Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ.

D. Hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp..

Câu 3: Trường hợp dưới đây đề cập đến loại hình thất nghiệp nào?

Trường hợp. Do tác động của khủng hoảng kinh tế, hàng hóa sản xuất ra không bán được, công ty X phải thu hẹp sản xuất, khiến nhiều lao động bị mất việc làm.

A. Thất nghiệp cơ cấu.

B. Thất nghiệp chu kì.

C. Thất nghiệp tạm thời.

D. Thất nghiệp tự nguyện.

Giải thích

Thất nghiệp chu kì là tình trạng lao động thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm. Vì vậy, loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp trên là thất nghiệp chu kì.

Câu 4: Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với nền kinh tế?

A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.

B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.

C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.

D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.

Giải thích

Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế

+ Gây lãng phí nguồn lực

+ Làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, ngân sách nhà nước suy giảm,...

Câu 5: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?

A. Người lao động thiếu kĩ năng làm việc.

B. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật.

C. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.

D. Sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.

Giải thích

- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp trong thực tế hiện nay:

+ Nguyên nhân chủ quan: tự nghỉ việc do thấy không phù hợp hoặc hài lòng với công việc đang có, bị đuổi việc do thiếu trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm làm việc hoặc vi phạm kỉ luật,…

+ Nguyên nhân khách quan:do cơ sở sản xuất kinh doanh đóng cửa, do sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động; nền kinh tế suy thoái nên doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất,….

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 4: Thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 18/03/2023 - Cập nhật : 10/08/2023