logo

Lý thuyết KTPL 11 Bài 3 Chân trời sáng tạo: Lạm phát trong kinh tế thị trường

Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường


1. Khái niệm lạm phát

- Lạm phát là sự tăng lên liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định làm giảm giá trị và sức mua của đồng tiền. 


2. Các loại hình lạm phát

+ Lạm phát vừa phải: dưới 10% (lạm phát 1 con số);

+ Lạm phát phi mã: từ 10% đến dưới 1000% (lạm phát 2 hay 3 con số);

+ Siêu lạm phát: từ 1 000% trở lên (lạm phát từ 4 con số trở lên). 


3. Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường

- Nhu cầu thị trường tăng, khiến giá cả các mặt hàng tăng và làm giảm sức mua của đồng tiền.

- Chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, kéo giá thành sản phẩm tăng và làm giảm sức mua của đồng tiền.

- Cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng, khi ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ, mua công trái, phát hành tiền mới làm lượng cung tiền lưu thông vượt lượng cầu tiền lưu thông, mức giá chung tăng và sức mua của đồng tiền giảm.


4. Hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội

- Đối với nền kinh tế: Doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất-kinh doanh, giảm sản lượng, lãng phí các nguồn lực sản xuất, thất nghiệp gia tăng.

- Đối với xã hội: Thu nhập thực tế của người lao động giảm, đời sống khó khăn, phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên.


5. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát

- Chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm khôi phục sản xuất, tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu tăng của thị trường.

- Chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng bảo đảm mức cung tiền tệ hợp lí, giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.

- Thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt bằng cách giảm thuế, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước để giảm lượng tiền trong lưu thông và giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.

- Tăng cường chính sách an sinh xã hội bằng cách hỗ trợ hộ nghèo, tiền thuê nhà, mua bảo hiểm cho công nhân, giúp giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.


6. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay?

A. Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.

B. Lao động được đào tạo tăng lên và chiếm ưu thế so với lao động chưa qua đào tạo.

C. Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng nhanh hơn khu vực sản xuất.

D. Lao động trong công nghiệp và dịch vụ giảm; lao động trong nông nghiệp tăng.

Câu 2: Em hãy cho biết khái niệm của lạm phát là gì?    

A. Lạm phát là một hình thức giảm mức giá chung của các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế một cách liên tục trong một thời gian nhất định

B. Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định làm mất đi giá trị của đồng tiền

C. Lạm phát là mức giá của hàng hóa, dịch vụ không thay đổi trong một thời gian nhất định

D. Lạm phát là mức giá của các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt sẽ tăng một cách liên tục trong một thời gian nhất định

Giải thích:

Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định làm mất đi giá trị của đồng tiền

Câu 3: Khai thác thông tin dưới đây và cho biết: nhận xét nào đúng về tình hình cung - cầu lao động trên thị trường ở Việt Nam năm 2021?

Thông tin: Năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam đạt 50,6 triệu người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 49,1 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ước tính là 3,20%, tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,10%.

A. Nguồn cung lao động nhỏ hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.

B. Có sự cân bằng giữa nguồn cung lao động với nhu cầu tuyển dụng.

C. Nguồn cung lao động lớn hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.

D. Cán cân cung - cầu lao động được giữ ở mức cân bằng và ổn định.

Giải thích:

Có thể thấy, năm 2021 lực lượng lao động của Việt Nam nhiều hơn nhu cầu tuyển dụng việc làm trên thị trường dẫn đến sự chênh lệch rõ rệt giữa cung và cầu trong lao động.

Câu 4: Thị trường lao động được cấu thành bởi 3 yếu tố là:

A. Cung, cầu và năng suất lao động.

B. Cung, cầu và giá cả sức lao động.

C. Cung, cầu và chất lượng lao động.

D. Cung, cầu và trình độ chuyên môn.

Câu 5: Một trong những xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay là

A. Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.

B. Lao động chưa qua đào tạo tăng lên và chiếm ưu thế so với lao động được đào tạo.

C. Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm hơn khu vực sản xuất.

D. Lao động trong công nghiệp và dịch vụ giảm; lao động trong nông nghiệp tăng.

Giải thích:

Hiện nay, xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường diễn ra theo ba xu hướng cơ bản sau:

+ Giảm lao động trong nông nghiệp, tăng lao động trong công nghiệp và dịch vụ.

+ Lao động được đào tạo, có trình độ ngày một tăng và dần chiếm ưu thế, trở thành thành phần chính trong tổng số lao động xã hội.

+ Tốc độ tăng lao động trong các khu vực sản xuất vật chất chậm hơn so với tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 18/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023