logo

(Cánh diều) Lý thuyết KHTN 8 Bài 12: Muối

Tóm tắt Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 12. Muối theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 12. Muối

Soạn Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 12 trang 62, 67


I. Muối là gì?

- Muối được tạo ra khi dung dịch acid tác dụng với kim loại, base hoặc oxide base.

Ví dụ: HCI + NaOH → NaCl + H2O

- Muối được tạo ra khi acid tác dụng với oxide base hoặc kim loại, thay thế ion H bằng ion kim loại 

Ví dụ: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O


II. Tên gọi của muối

-  Tên gọi muối của một số acid được trình bày trong Bảng 12.1

Tên gọi của muối

III. Tính tan của muối

-  Có muối tan tốt, ít tan và không tan trong nước, tính tan của một số muối được trình bày trong bảng tính tan của các chất.

Ví dụ: NaCl tan tốt, CaSO4 ít tan, BaSO4 không tan

- Muối tan trong nước: KCl, MgSO4, Na2CO3, AgNO3


IV. Tính chất hóa học


1. Tác dụng với kim loại

-  Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới


2. Tác dụng với acid

-  Nhiều muối có thể tác dụng với dung dịch acid và tạo thành muối mới và acid mới.


3. Tác dụng với base

-  Muối có thể tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới.


4. Tác dụng với muối

-  Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.


V. Mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối

Mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối

VI. Một số phương pháp điều chế muối

-  Dung dịch acid + base → muối. VD: H2SO4 + Cu(OH)2→ CuSO4 + 2H2O

-  Dung dịch acid + oxide base → muối. VD: 3H2SO4 + AI2O3→ Al2(SO)3 + 3H2O

-  Dung dịch acid + muối → muối mới. VD: 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2  + H2O

-  Dung dịch base + oxide acid → muối. VD: 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

-  Dung dịch hai muối → muối mới. VD: CaCl + Na2CO → CaCO3↓+ 2NaCl


VII. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 12 (có đáp án)

Câu 1: Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch ?

A. BaCl2 và CuSO4

B. NaOH và H2SO4

C. KCl và NaNO3

D. Na2CO3 và HCl.

Câu 2: Trộn 2 dung dịch nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa ?

A. BaCl2, Na2SO4

B. Na2CO3, Ba(OH)2

C. BaCl2, AgNO3

D. NaCl, K2SO4

Giải thích:

(1) BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl

=> Có xuất hiện kết tủa BaSO4

(2) Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + 2NaOH

=> Có xuất hiện kết tủa BaCO3

(3) BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Ba(NO3)2

 => Có xuất hiện kết tủa AgCl

Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn 73,5 gam KClOsau phản ứng thấy thoát ra V lít khí oxi ở đktc. Giá trị của V là

A. 22,04 lít

B. 19,69 lít

C. 21,04 lít

D. 20,16 lít

Giải thích:

Theo bài ra, ta có:

nKClO3=73,5/122= 0,6 mol

PTHH: 2KClO3 → 2KCl + 3O2

              0,6      →             0,9            (mol)

Với nO = 0,9 (mol) => VO2 = 22,4 x 0,9 = 20,16 lít

Vậy sau phản ứng sẽ thấy thoát ra 20,16 lít khí O2

Câu 4: Cho các phát biểu sau:

(1) Muối tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới.

(2) Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

(3) Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

(4) Phản ứng trung hòa không thuộc loại phản ứng trao đổi.

Số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5: Cho dung dịch Sulfuric acid loãng tác dụng với muối natri sunfit, sau phản ứng thu được chất khí nào?

A. H2

B. CO2

C. SO2

D. NO2

Giải thích:

Ta có: H2SO4 + NaSO3 → Na2SO4 + SO2 +H2O

Theo PTHH trên ta thấy sau phản ứng ta thu được chất khí SO2

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 12. Muối theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 14/03/2023 - Cập nhật : 19/08/2023