logo

Lý thuyết GDQP 12 KNTT bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương

icon_facebook

I. Một số nét chính về truyền thống và nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương

1. Thành phần của lực lượng vũ trang địa phương

- Thành phần lực lượng vũ trang ở địa phương gồm: bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên, bộ đội biên phòng ở các địa phương biên giới quốc gia (bộ đội biên phòng) và công an nhân dân (công an cấp tỉnh, huyện và cấp xã). 

+ Bộ đội địa phương:

. Là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam;

. Được tổ chức ở cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), quận, huyện, thị xã;

. Do cơ quan quân sự địa phương trực tiếp chỉ huy, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương lành đạo, chỉ đạo;

. Làm nòng cốt trong chiến tranh nhân dân địa phương, lực lượng cơ động chủ yếu trên địa bàn địa phương trong tác chiến;

. Phối hợp cùng Dân quân tự trong bảo đảm an ninh chính trị địa phương trong thời bình.

+ Dân quân tự vệ:

. Là lực lượng vũ trang quân chúng không thoát li sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ:

. Có chức năng vừa lao động sản xuất vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu;

. Kết hợp với lực lượng an ninh cơ sở giữ gìn trật tự xã hội, an ninh chính trị tại địa phương;

. Là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc tại địa phương.

+ Dự bị động viên:

. Là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam;

. Gồm quân nhân dự bị và phương tiện kĩ thuật dự bị được đăng kí, quản lí và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân;

. Hằng năm, lực lượng dự bị động viên được tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, huấn luyện theo chương trình thống nhất;

. Huy động lực lượng dự bị động viên khi: thi hành lệnh thiết quân luật; để phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm,...

+ Bộ đội biên phòng:

. Là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới;

. Tham gia xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự;

. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới.

+ Công an cấp tỉnh, huyện và cấp xã: Trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, công an cấp tỉnh, huyện và cấp xã phối hợp với bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

2. Một số nét chính về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương 

a) Tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; phục tùng sự lãnh đạo, quản lí của cấp uỷ, chính quyền địa phương

- Khái niệm: Lực lượng vũ trang địa phương là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân do Đảng tô chức, lãnh đạo; Nhà nước quản lí.

- Sự lãnh đạo của Đảng ta:

+ Nhân tố quyết định sự ra đời, trưởng thành, phát triển của lực lượng vũ trang địa phương;

+ quyết định bản chất giai cấp, ý chí chiến đấu, tình yêu quê hương đất nước và lòng trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân của lực lượng vũ trang địa phương trong suốt chiều dài lịch sử.

- Ban lãnh đạo: Đặt dưới sự lãnh đạo, quản lí trực tiếp của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

- Phương châm:

+ Luôn tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, điều hành của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong mọi nhiệm vụ.

+ Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang địa phương luôn sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì mục tiêu, li tưởng cao cả của Đảng, của giai câp, của quân đội kiên cường chiến đấu bảo vệ nhân dân và chính quyền địa phương.

+ Trong bối cảnh hiện nay, lực lượng vũ trang địa phương luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.

b) Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, càng đánh càng mạnh

- Ý nghĩa: Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường là truyền thống của dân tộc, nội sinh sức mạnh của đất nước vừa là đường lối, quan điểm vừa là phương châm chỉ đạo hành động của Đảng.

- Biểu hiện:

+ Phương châm tự lực cánh sinh.

+ Không chịu khuất phục trước quân địch, khắc phục khó khăn, phát huy sức mạnh tại chỗ, chủ động đánh địch, làm tiêu hao, tiêu diệt địch, giải phóng địa phương.

+ Phát triển ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng; phát triển cả về vũ khí, trang bị và cách đánh.

+ Phát huy sức mạnh của chính mình, linh hoạt và mềm dẻo, mưu lược và táo bạo, sáng tạo trong từng trận đánh làm cho lực lượng vũ trang địa phương càng đánh càng mạnh, đánh bại những đội quân xâm lược có quân số đông, được trang bị hiện đại, có sức cơ động cao, hỏa lực mạnh.

- Trong tình hình mới, lực lượng vũ trang địa phương:

+ Luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc;

+ Chủ động xây dựng lực lượng hùng mạnh, huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao;

+ Đấu tranh làm thất bại chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

c) Kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, linh hoạt trong chiến đấu và lao động

- Đây là những phẩm chất của lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng vũ trang địa phương nói riêng. 

- Lực lượng vũ trang địa phương thường xuyên hoạt động phân tán nhỏ, lẻ, nhiều lúc cài xen với địch, rơi vào tình huống khó khăn, phức tạp, biến động khó lường càng đòi hỏi phải kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, linh hoạt.

- Trong chiến đấu:

+ Lực lượng vũ trang địa phương luôn kiên cường, bất khuất, không sợ hi sinh, gian khổ để đánh đuổi kẻ thủ, bảo vệ quê hương, đất nước.

+ Đã có nhiều cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng nhân dân dũng cảm, mưu trí, sáng tạo tiến công tiêu diệt địch đến cùng để bảo vệ quê hương.

+ Không chịu đầu hàng, khai báo khi bị địch bắt và tra tấn dã man, nhiều người mẹ, người chị không sợ hi sinh, để nuôi giấu cán bộ, làm giao liên, y tá,... ngay giữa làn bom đạn của địch.

+ Lực lượng vũ trang địa phương vừa chiến đấu vừa lao động sản xuất.

- Trong thời bình:

+ Lực lượng vũ trang địa phương luôn thực hiện tốt việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; lao động sản xuất phát triển kinh tế ở địa phương; đi đầu trong phòng, chống giảm nhẹ thiên tai.

+ Nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động phát hiện, ngăn chặn âm mưu xâm lược của địch, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

d) Gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng hi sinh bảo vệ tài sản của Nhà nước ở địa phương, tính mạng, tài sản của nhân dân

- Đây là nét đẹp truyền thống, là cội nguồn sức mạnh của lực lượng vũ trang địa phương.

- Sự gắn bó đó là mối quan hệ mật thiết, giúp đỡ lẫn nhau:

+ Nhân dân là hậu phương vừng chắc, nguồn sức mạnh to lớn, giúp cho lực lượng vũ trang địa phương chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù.

+ Lực lượng vũ trang địa phương luôn sẵn sàng xả thân chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tài sản của Nhà nước ở địa phương, tính mạng, tài sản của nhân dân và bảo vệ chính những người thân yêu của mình ở địa phương.

+ Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đều là con em của nhân dân ở địa phương, được tổ chức ra để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân ở địa phương nên được dân yêu, dân mến, dân nuôi dưỡng, che chở.

+ Ở mọi giai đoạn lịch sử, lực lượng vũ trang địa phương luôn kề vai sát cánh, đồng cam, cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, đoàn kết với nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thách thức; sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tính mạng và sản của nhân dân.

e) Đoàn kết, tận tình giúp đỡ nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương bạn

- Nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa, chí tình.

- Biểu hiện:

+ Trong chiến tranh:

. Các địa phương thường xuyên đoàn kết, phối hợp cùng nhau thành hệ thống làng xã chiến đấu, cụm xã (khu phố) chiến đầu;

. Tạo thành thế trận phòng thủ lợi hại, có thể đánh địch ở khắp nơi và bất cứ lúc nào.

. Sẵn sàng tiêu diệt địch trên địa bàn mình và địa bàn lân cận nhằm mở rộng vùng giải phóng, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước.

+ Hiện nay:

. Lực lượng vũ trang các địa phương luôn đoàn kết, cùng nhau khắc phục hậu quả sau chiến tranh xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

. Ở các vùng biên giới, lực lượng vũ trang địa phương luôn thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế, góp phần xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.

3. Một số nét chính về nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương

a) Tiến hành chiến tranh nhân dân ở địa phương, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.

- Lực lượng tiến hành chiến tranh nhân dân ở địa phương là toàn dân đánh giặc, trong đó lực lượng vũ trang địa phương làm nòng cốt.

- Bao gồm các hoạt động tác chiến của các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương, kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị, binh vận, đấu tranh kinh tế, văn hoá, tư tưởng.... của nhân dân trên từng địa phương, nhằm đánh địch có hiệu quả để tự bảo vệ và làm chủ địa bàn.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các địa phương trên phạm vi cả nước; kìm chân địch ở mọi nơi, làm cho địch bị động, phân tán, tiêu hao lực lượng, bộc lộ những sơ hở, yếu kém, tạo thời cơ cho bộ đội chủ lực chiến đấu giành thắng lợi.

b) Quán triệt tư tưởng, chiến lược tiến công, bám trụ kiên cường; tích cực, chủ động đánh địch rộng khắp, mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi thứ vũ khí với nhiều quy mô

- Bởi có sức mạnh tổng hợp và chiến đấu vì chính nghĩa nên lực lượng vũ trang địa phương luôn quán triệt sâu sắc tư tưởng chiến lược tiến công, kiên cường bám trụ.

- Lấy hành động tiến công là chính, kết hợp với phòng ngự chủ động, kiên cường bám trụ (bám dân, bám đất, bám địch,...), làm chủ làng (bản), xã, phường; luôn tìm cách giành và giữ quyền chủ động trên chiến trường.

- Đánh lui địch từng bước, đánh đổ địch từng bộ phận, giành thắng lợi từng phần, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

- Chiến thuật tác chiến:

+ Ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi hình thức (chính trị, quân sự, binh vận,...) với mọi vũ khí, phương tiện (vũ khí thô sơ, tự tạo, vũ khí lấy được của địch....);

+ Với nhiều quy mô khác nhau (đánh nhỏ lẻ, khi phân tán, lúc tập trung,...);

+ Làm cho địch đi đến đâu cũng bị đánh, ở đâu cũng không yên, bị hao mòn về lực lượng, phương tiện, sa sút về tinh thần, tan rã về tổ chức, buộc địch phải phân tán lực lượng, từ thế tiến công chuyển sang thế phòng ngự, từ mạnh chuyển thành yếu.

c) Tận dụng, cải tạo địa hình, tạo lập thế trận tại chỗ; phát huy sở trường, phối hợp các lực lượng

- Triệt để khai thác yếu tố có lợi của địa hình, thời tiết để triển khai hoạt động tiến công tiêu diệt địch.

- Tổ chức xây dựng các loại công sự chiến đấu, hầm, hào giao thông, đường hầm, hầm bí mật để giữ lực lượng, hầm cất giấu vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm cần thiết.... thậm chí xây dựng địa đạo kiên cố hiểm hóc để duy trì cuộc chiến đấu lâu dài.

- Thực hiện tốt phương châm bốn tại chỗ và quan điểm “làng giữ làng, xã giữ xã, huyện giữ huyện, tình giữ tỉnh” đã biến mỗi làng xã thành pháo đài, bờ tre thành luỹ thép; kênh mương thành chiến hào; ruộng lúa, nương dâu thành trận địa.

- Phát huy sở trường của lực lượng vũ trang địa phương là cách đánh du kích, luôn giữ quyền chủ động tiến công, cơ động linh hoạt, bí mật bất ngờ, đánh nhanh, rút nhanh, có kế hoạch thích hợp, chu đáo.

- Phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, với lực lượng chính trị quần chúng, nhất là “Đội quân tóc dài” để đánh địch.

d) Vận dụng linh hoạt nhiều hình thức chiến thuật, sáng tạo nhiều cách đánh

- Vận dụng linh hoạt nhiều hình thức chiến thuật và thủ đoạn chiến đấu (tập kích, phục kích, độn thổ, độn thuỷ....), sáng tạo ra nhiều cách đánh để đảm bảo tiêu diệt địch, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trên địa bàn.

- Chiến đấu bằng mọi vũ khí có trong tay; đánh địch trên khắp các chiến trường, trên nhiều lĩnh vực cả chính trị, quân sự và binh vận.

- Kết hợp tác chiến du kích với tác chiến tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn nhằm phân tán lực lượng địch, làm giảm sức mạnh và gây hoang mang cho binh lính địch.

e) Phối hợp, hiệp đồng chiến đấu, phục vụ, bảo đảm chiến đấu chặt chẽ với bộ đội chủ lực trên địa bàn

- Đây là sự cần thiết, có tính tất yếu:

+ Hai lực lượng này luôn có mối quan hệ tác động qua lại, dựa vào nhau, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhau để phát huy sức mạnh và khả năng tác chiến của mỗi bên.

+ Tạo thành sức mạnh tổng hợp để đánh thắng địch.

- Nhiệm vụ của lực lượng địa phương:

+ Thường xuyên cung cấp thông tin về địch, dẫn đường, tiếp tế lương thực, vận chuyển đạn dược, thương binh, bệnh binh.... và bảo đảm mọi mặt cho bộ đội chủ lực chiến đấu.

- Khi tác chiến:

+ Tiến hành hoạt động nghi binh, đánh tiêu hao, tiêu diệt nhỏ, kìm giữ địch, chia cắt, căng kéo địch, buộc địch phải phân tán đối phó, bộc lộ sơ hở;

+ Tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực tập trung lực lượng đánh vào chỗ sơ hở, mỏng yếu của địch.


II. Trách nhiệm trong xây dựng, bảo vệ, giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương

1. Tìm hiểu truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương nơi học sinh đang sinh sống

- Là trách nhiệm và niêm tự hào của mỗi người.

- Thấy được những cống hiến, hi sinh to lớn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc trong suốt chiều dài lịch sử của các thế hệ lực lượng vũ trang địa phương.

- Khi tìm hiểu về truyền thống lực lượng vũ trang địa phương cần tập trung vào những nội dung sau:

+ Ngày truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương.

+ Quá trình xây dựng. chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang địa phương.

+ Sự đóng góp, hi sinh và những chiến công, thành tích của lực lượng vũ trang địa phương trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

+ Những danh hiệu cao quý được Đảng và Nhà nước ghi nhận, phong tặng như: Huân chương, Huy chương, Danh hiệu vinh dự Nhà nước....

+ Người có công với cách mạng.

- Những đóng góp của lực lượng vũ trang địa phương trong thời bình ở các nhiệm vụ như:

+ Tham gia bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương;

+ Tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

+ Phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch;

+ Tham gia khắc phục hậu quả sau chiến tranh;

+ Xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội...

- Các công trình ghi nhận và tưởng nhớ sự đóng góp, hi sinh của lực lượng vũ trang địa phương như: Nghĩa trang liệt sĩ, tượng đài, đền thờ, nhà tưởng niệm,....

2. Trách nhiệm của học sinh

- Tích cực học tập, tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương; tự hào về những truyền thống tốt đẹp của nhà trường và địa phương.

- Đóng góp sức lực, trí tuệ nhỏ bé để xây dựng những truyền thống quê hương thường xuyên vun đắp, tạo dựng nhiều truyền thống tốt đẹp khác ở nhà trường, địa phương trong quá trình học tập, sinh hoạt và công tác.

- Luôn biết ơn và trân trọng những công hiến, hi sinh của thế hệ ông cha, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tiếp lửa truyền thống, kỉ niệm các ngày lễ, ngày truyền thống... do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Thường xuyên tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của nhà trường, địa phương với bạn bè trong nước và quốc tế; kịp thời phản ánh với nhà trường. chính quyền địa phương về những hành vi bởi nhọ. xuyên tạc lịch sử, truyền thống của nhà trường và quê hương trên không gian mạng và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Sẵn sàng tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự và phục vụ trong quân đội, công an lâu dài để cống hiến, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vi chủ nghĩa xã hội.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 08/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads