logo

Lý thuyết GDQP 12 KNTT Bài 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam

icon_facebook

1. Một số vấn đề chung về công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam

- Thực hiện tuyển sinh, đào tạo theo:

+ Quy chế và hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo.

+ Hướng dẫn hằng năm về công tác tuyển sinh quân sự công an nhân dân của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

- Tiêu chí lựa chọn: những công dân tự nguyện và có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, văn hoá, sức khoẻ và độ tuổi theo quy định vào đào tạo trong các trường quân đội, công an.

- Nhiệm vụ: xây dựng quân đội, công an và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

- Công tác tuyển sinh:

+ Tổ chức công khai, minh bạch.

+ Tuyền đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực gắn với phát hiện nhân tài và quy hoạch đội ngũ cán bộ, đào tạo gắn với địa chỉ và nhu cầu sử dụng.

+ Chú trọng diện cử tuyển các đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Nhà nước.

Quyền lợi của học viên:

+ Được bảo đảm các chế độ, tiêu chuẩn về ăn, ở, mặc, phụ cấp hằng tháng, không phải đóng học phí; 

+ Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ học tập.

+ Thân nhân của học viên (bố mẹ đẽ, bố mẹ nuôi được mua bảo hiểm y tế khi vào học.

+ Được nghỉ cuối tuần, nghi lễ, nghỉ hè,... theo quy định.

+ Được khen thưởng theo quy định.

- Nghĩa vụ của học viên:

+ Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trường.

+ Khi ra trường sẵn sàng nhận nhiệm vụ theo phân công của Bộ Quốc phòng, Công an.


2. Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam

a. Hệ thống nhà trường quân đội

Các học viện không tuyển sinh thí sinh từ học sinh phổ thông gồm:

+ Học viện Quốc phòng;

+ Học viện Lục quân;

+ Học viện Chính trị.

Các học viện, trường sĩ quan (đại học) có tuyển sinh thí sinh từ học sinh phổ thông gồm:

+ Học viện Kĩ thuật Quân sự;

+ Học viện Quân y;

+ Học viện Hậu cần;

+ Học viện Biên phòng:

+ Trường Sĩ quan Lục quân 1;

+ Trường Sĩ quan Chính trị;

+ Trường Sĩ quan Thông tin;

Các trường cao đẳng, trung cấp:

+ Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng:

+ Trường Cao đẳng Kĩ thuật Quân sự 1;

+ Trường Cao đẳng Hậu cân 1:

+ Trường Cao đẳng Biên phòng;...

+ Trường Trung cấp 24 Biên phòng;

+ Trường Trung cấp Kĩ thuật Công binh;

-
b. Công tác tuyển sinh và đào tạo

* Một số nội dung cơ bản về công tác tuyển sinh

Tìm hiểu trên các trang web của các trường đại học, cao đẳng cho kì tuyển sinh năm 2025

* Một số nội dung cơ bản về công tác đào tạo

- Các trường quân đội tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Bộ Quốc phòng.

- Học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về lí luận chính trị, điều lệnh, kĩ thuật, thể lực.....

- Ví dụ:

+ Học viện Kĩ thuật Quân sự đào tạo cán bộ kĩ thuật, Chỉ huy Tham mưu kĩ thuật các ngành, chuyên ngành: Công nghệ kĩ thuật hoá học, Công nghệ thông tin,...

+ Học viện Quân y đào tạo sĩ quan các chuyên ngành: Y khoa, Y học dự phòng.


3. Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Công an nhân dân Việt Nam

a. Hệ thống nhà trường công an

Các học viện:

+ Học viện An ninh nhân dân

+ Học viện Cảnh sát nhân dân

+ Học viện Chính trị Công an nhân dân

+ Học viện Quốc tế.

Các trường đại học:

+ Đại học An ninh nhân dân.

+ Đại học Cảnh sát nhân dân.

+ Đại học Phòng cháy chữa cháy.

+ Đại học Kĩ thuật - Hậu cần Công an nhân dân.

Các trường cao đẳng:

+ Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I;

+ Trường Cao đăng An ninh nhân dân II:

+ Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I;

+ Trường Cao đăng Cảnh sát nhân dân II:

b. Công tác tuyển sinh và đào tạo

* Một số nội dung cơ bản về công tác tuyển sinh

Tìm hiểu trên các trang web của các trường đại học, cao đẳng cho kì tuyển sinh năm 2025

* Một số nội dung cơ bản về công tác đào tạo

- Các trường quân đội tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Bộ Công an.

Học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về lí luận chính trị, điều lệnh, điều lệnh, thể lực.....

- Ví dụ:

+ Học viện An ninh nhân dân đào tạo các nhóm ngành Nghiệp vụ An ninh.

+ Học viện Cảnh sát nhân dân đào tạo các nhóm ngành Nghiệp vụ Cảnh sát.

+ Học viện Chính trị Công an nhân dân đào tạo ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước

+ Học viện Quốc tế đào tạo các ngành ngôn ngữ: Anh, Trung Quốc. 

+ Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đào tạo các ngành Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn.


4. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cơ quan tuyển sinh trong định hướng nghề nghiệp quân sự, công an nhân dân

a. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường

- Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền về truyền thống tốt đẹp của Quân đội, Công an nhân dân Việt Nam;

- Định hướng cho học sinh theo học các ngành nghề quân sự và công an.

- Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyển sinh quân sự, công an làm tốt công tác tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh thi tuyển vào các trường quân đội và công an.

b. Trách nhiệm của cơ quan tuyển sinh

- Xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền, đồng thời phối hợp với các trường Trung học phổ thông trên địa bản tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh vào các trường quân đội, công an.

- Giới thiệu về hệ thống các nhà trường quân đội, công an.

- Tư vấn, hướng dẫn về các ngành, nghề, thời gian đào tạo;

- Đối tượng, tiêu chuẩn, phương thức tuyển sinh; thời gian, thủ tục, các chế độ ưu tiên,... về các nội dung liên quan tới tuyển sinh vào các trường quân đội và công an.

- Sau khi nhận hồ sơ đăng kí sơ tuyển, Ban Tuyển sinh quân sự, công an cấp huyện phân công cán bộ thâm tra, xác minh, làm rõ những vấn đề về lí lịch chính trị, quan hệ xã hội,..... của gia đình và bản thân người dự tuyển đảm bảo theo đúng quy định.


5. Luyện đề trắc nghiệm GDQP 12 bài 3

 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 08/10/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads