a. Khái niệm chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ
- Khái niệm chiến lược “diễn biến hoà bình":
+ Là chiến lược cơ bản do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành;
+ Nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong; + Chủ yếu sử dụng biện pháp phi quân sự.
- Khái niệm bạo loạn lật đô:
+ Là hành động chống phá bằng bạo lực, có tổ chức;
+ Do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, đối lập trong nước hoặc câu kết với nước ngoài tiến hành:
+ Nhằm gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền (ở trung ương hoặc địa phương)
b. Mối quan hệ giữa chiến lược “diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ
Giữa chiến lược “diễn biển hoà bình" và bạo loạn lật đổ có mối quan hệ biện chứng, có tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
+ “Diễn biến hoà bình” làm cho đối phương mâu thuẫn nội bộ, suy yếu nền kinh tế, mất ổn định từ bên trong.... tạo cơ sở, điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch lợi dụng và thực hiện bạo loạn lật đổ.
+ Bạo loạn lật đổ là hệ quả tất yếu đồng thời là nhân tố thúc đẩy “diễn biến hoà bình" diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn, quyết liệt hơn, gây ra hậu quả nặng nề hơn. Bạo loạn lật đổ thực hiện mục tiêu cuối cùng của chiến lược “diễn biến hoà bình".
a. Âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”
- Trên lĩnh vực chính trị:
+ Xuyên tạc, bịa đặt sự mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và Chính phủ nhằm gây hoang mang, nghi ngờ, giảm sút niêm tin của nhân dân.
+ Đả kích, thổi phồng những sơ hở, thiếu sót trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta nhằm gây bức xúc, bất bình, bất mãn và tạo mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng.
+ Từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới thực hiện “đa nguyên chính trị", “đa đảng đối lập".
- Trên lĩnh vực tư tưởng:
+ Xuyên tạc, phủ nhận bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Phủ nhận thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Tạo ra sự phân hoá, đối lập, xung đột trong đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm, tâm lí của xã hội.
+ Truyền bá nền văn hoá tư sản, làm phai mờ bản sắc và giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam, phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng.
- Trên lĩnh vực kinh tế:
+ Lợi dụng các hoạt động đầu tư, liên doanh, liên kết, tài trợ.... để từng bước làm chệch hướng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.
+ Làm cho Nhà nước không kiểm soát, điều hành được nền kinh tế. Thúc đẩy tự do hoá, tư nhân hoá nền kinh tế nước ta nhằm xoá bỏ vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước.
- Trên lĩnh vực văn hoá:
Các thế lực thù địch tìm mọi cách du nhập lối sống, đạo đức, văn hoá tư sản vào nước ta; làm xói mòn nền tảng và các giá trị đạo đức, văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Tạo cho thế hệ trẻ lối sống ăn chơi, thực dụng, vụ lợi, vị kỉ, đua đòi, hưởng lạc,... từ đó tạo ra một thế hệ mất gốc.
- Trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo:
+ Tuyên truyền, xuyên tạc, đả kích đường lối, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.
+ Kích động gây mâu thuẫn giữa các dân tộc nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
+ Tuyên truyền, phát triển các tôn giáo trái pháp luật.
+ Kích động chức sắc, tín đồ và mua chuộc, lôi kéo, ép buộc đồng bào các dân tộc, tôn giáo chống đối chính quyền, vượt biên trái phép, gây mất ổn định chính trị – xã hội, tạo các điểm nóng và vu cáp "Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân tuyền", từ đó kêu gọi sự can thiệp từ bên ngoài.
- Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh:
+ Các thế lực thù địch thực hiện nhiều thủ đoạn hết sức đa dạng, bí mật và thâm độc nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
+ Đòi phi chính trị hoá Quân đội và Công an nhân dân, làm cho lực lượng vũ trang xa rời mục tiêu, lí tưởng cách mạng, mất phương hướng, không làm tròn vai trò lực lượng nòng cốt trong đấu tranh.
b. Âm mưu, thủ đoạn thực hiện bạo loạn lật đổ
* Âm mưu:
- Gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;
- Từng bước lật đổ chính quyền ở địa phương hoặc Trung ương;
- Tạo điều kiện và thúc đẩy chiến lược “diễn biến hoà bình".
* Thủ đoạn:
- Chuẩn bị gây bạo loạn lật đổ:
+ Xây dựng, nuôi dưỡng các tổ chức phản động người Việt Nam ở nước ngoài;
+ Tập hợp, tài trợ, chỉ đạo và khuyến khích những phần tử cực đoan, bất mãn trong nước cùng câu kết với nhau để sẵn sàng tổ chức các hoạt động gây rối.
+ Xây dựng và liên kết các tôn giáo trái pháp luật;
+ Tập hợp và phối hợp chặt chẽ các phần tử phản động, cơ hội chính trị, bất mãn trong nước để tạo dựng ngọn cờ, hình thành lực lượng đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Bí mật chuẩn bị lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang phản động; sử dụng mạng xã hội và dùng tiền, vật chất để kích động, mua chuộc, lôi kéo quần chúng nhằm gây áp lực với chính quyền.
+ Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị lực lượng và phương tiện chống phá; lựa chọn điểm nóng và chờ thời cơ để thực hiện bạo loạn lật đổ.
- Tiến hành bạo loạn lật đổ:
+ Khi điều kiện thuận lợi, các đối tượng cốt cán, cầm đầu thực hiện kích động, dụ dỗ, lôi kéo và cưỡng ép nhân dân tụ tập, biểu tình chống chính quyền.
+ Đưa các đối tượng phản động, quá khích, tội phạm hình sự trà trộn để đập phá trụ sở, uy hiếp, khống chế cơ quan quyền lực địa phương.
+ Trong quá trình gây bạo loạn, bọn phản động tìm mọi cách mở rộng quy mô (từ nhỏ đến vừa và lớn), phạm vi, địa bàn (từ một vài nơi, một vài vùng lan ra nhiều nơi, nhiều vùng); đồng thời kêu gọi sự can thiệp, giúp đỡ từ bên ngoài để tăng sức mạnh.
a. Một số giải pháp phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ
- Về chính trị:
+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới dự lãnh đạo của Đảng.
+ Tiến hành cuộc đấu tranh phải tích cực, thường xuyên và lâu dài, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
+ Chú trọng tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Hình thành khả năng "miễn nhiễm”, nâng cao "sức đề kháng" của xã hội trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ.
- Phát huy mạnh mẽ vai trò của báo chí, truyền thông nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh làm thất bại những quan điểm sai trái, thù địch và các thông tin xấu, độc mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị chống phá trên không gian mạng và các phương tiện thông tin đại chúng.
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, tham ô, lãng phí.
- Xoá đói giảm nghèo, chăm lo ngày một tốt hơn đời sống mọi mặt của nhân dân.
- Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo: tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, sự bình đẳng giữa các dân tộc, quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân theo đúng pháp luật và truyền thống văn hoá Việt Nam.
- Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; mở rộng giao lưu quốc tế trên cơ sở giữ vững, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
- Khi bạo loạn xảy ra, cần phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp các biện pháp, các mặt đấu tranh; xử lí kiên quyết, linh hoạt, nhanh chóng, đúng đối tượng nhất là kẻ cầm đầu, không để lan rộng, kéo dài.
c. Trách nhiệm của học sinh
- Tích cực học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống để trở thành công dân tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
- Nêu cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện và ngăn chặn, đấu tranh là thất bại mọi âm mưu, tủ đoạn của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ.
- Chấp hành nghiêm pháp luật, quy định của nhà trường và địa phương, thực hiện đúng với phong tục, tập quán và truyền thống của quê hương, không để bị kích động, lôi kéo, tụ tập, biểu tình, gây rối ở mọi nơi.
- Tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; kiên quyết đấu tranh phản bác với những luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch diễn ra ở địa phương và trên không gian mạng.
- Không đọc, xem, "LIKE", chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng trên các phương tiện thông tin đại chúng và không gian mạng; thực hiện nghiêm luật an ninh mạng.