Mở đầu trang 5 GDQP 12: Em hãy cho biết: Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), nhân dân ta đã tiến hành những cuộc chiến tranh nào để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc?
Trả lời:
- Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nhân dân ta đã tiến hành:
+ Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân, dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng Polpot (năm 1977-1979)
+ Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979
+ Các hoạt động đấu tranh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Tiêu biểu nhất là trận chiến Gạc Ma.
Câu hỏi trang 6 GDQP 12: Em hãy nêu những tội ác mà tập đòa Pol Pot – Ieng Sary đã gây ra cho nhân dân ta và nhân dân Campuchia
Trả lời:
- Những tội ác mà tập đòa Pol Pot – Ieng Sary đã gây ra cho nhân dân Campuchia là: Chúng thực hiện chương trình cải tạo xã hội theo mô hình cực đoan, thanh trừng nội bộ, thi hành chế độ diệt chủng, giất hại dã man hàng triệu người dân vô tội.
- Đối với Việt Nam: Chúng gây ra xung đột biên giới, đánh chiếm một số đảo, gây ra nhiều tội ác và xâm phạm nghiêm trọng tới nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
Câu hỏi trang 7 GDQP 12: Tại sao nói cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế vô tư, trong sáng, thuỷ chung của nhân dân Việt Nam với nhân dân Campuchia?
Trả lời:
- Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam thể hiện tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung của nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia, vì:
+ Sau khi quét sạch tập đòa Pol Pot – Ieng Sary ra khỏi lãnh thổ Tổ quốc, thực hiện lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với lực lượng cách mạng Campuchia đã tiến công, xoá bỏ chế độ diệt chủng Pol Pot tại Campuchia.
+ Chiến thắng này của nhân dân Việt Nam đã cứu giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm hoạ diệt chủng, giành lại quyền được sống, quyền làm người và bước vào kỉ nguyên hoà bình, độc lập, xây dựng cuộc sống tươi đẹp.
Câu hỏi trang 7 GDQP 12: Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của tổ quốc, ta đã kết hợp chặt chẽ các lực lượng nào để chiến thắng kẻ thù?
Trả lời:
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của tổ quốc, ta đã kết hợp chặt chẽ các lực lượng tại chỗ và lực lượng của các binh đoàn chủ lực. Đồng thời, khẳng định nghệ thuật liên minh chiến đấu giữa quân tình nguyện Việt Nam với lực lượng cách mạng Campuchia trong phối hợp tác chiến chống kẻ thù chung.
Câu hỏi trang 8 GDQP 12: Tóm tắt một số nét chính về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Trả lời:
-Từ năm 1975 đến năm 1978, chính quyền Trung Quốc tăng cường các hoạt động quân sự, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai vùng biên giới phía Bắc Việt Nam.
- Ngày 17/2/1979, chính quyền Trung Quốc huy động lực lượng lớn tiến công sang lãnh thổ Việt Nam; phối hợp bộ binh, xe tăng, xe bọc thép và pháo binh đánh chiếm một số thị xã, tàn phá cơ sở hạ tầng, bệnh viện, trường học,... gây nhiều tổn thất về người và tài sản ở một số khu vực các tỉnh dọc biên giới phía Bắc nước ta, từ Quảng Ninh đến Lai Châu.
- Quân và dân các tỉnh biên giới phía Bắc đã chủ động chuẩn bị thế trận, kiên cường chiến đấu ngăn chặn địch, không cho chúng tiến sâu vào nội địa.
- Ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra lệnh Tổng động viên trong cả nước đứng lên chống quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.
- Trước những đòn giáng trả quyết liệt của quân và dân ta, sự lên án mạnh mẽ của dư luận tiến bộ trên thế giới và ngay trong chính nước họ, ngày 5/3/1979, chính quyền Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam.
- Về phía ta, lực lượng vũ trang và nhân dân vùng biên giới phía Bắc đã ngừng mọi hoạt động tiến công quân sự để đối phương rút toàn bộ lực lượng về nước.
- Đến ngày 18/3/1979, về cơ bản Trung Quốc đã rút quân khỏi nước ta.
Câu hỏi trang 9 GDQP 12: Tại sao nói chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc là biểu hiện sinh động cho ý chí và sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam
Trả lời:
- Chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc là biểu hiện sinh động cho ý chí và sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam, vì:
+ Quân và dân ta Việt Nam thực hiện quyền tự vệ chính đáng và chính nghĩa, nhằm: bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, thể hiện khát vọng hòa bình, chấm dứt chiến tranh.
+ Quân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, ví dụ như: Đất nước mới đánh đuổi đế quốc Mĩ xâm lược, vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, những hậu quả của chiến tranh biên giới Tây Nam chưa được khắc phục hoàn toàn, đất nước chưa được khôi phục kinh tế,….
=> Chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc đã viết thêm trang sử vẻ vang trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc, thể hiện kinh nghiệm quý báu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Câu hỏi trang 9 GDQP 12: Em hãy cho biết trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, quân và dân ta đã kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh nào để giành thắng lợi.
Trả lời:
- Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, để giành thắng lợi, quân và dân ta đã đã kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với ngoại giao, binh vận, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ mọi mặt của cộng đồng quốc tế.
Câu hỏi trang 10 GDQP 12: Em hãy kể tên những quốc gia, vùng lãnh thổ có tuyên bố chủ quyền, chiếm đóng trái phép các đảo, quần đảo của Việt Nam ở khu vực Biển Đông.
Trả lời:
- Đối với quần đảo Hoàng Sa:
+ Năm 1956, chính quyền Trung Quốc đưa quân đánh, chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa;
+ Năm 1974, Trung Quốc tiếp tục sử dụng lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm đảo phía Tây của quần đảo này.
- Đối với quần đảo Trường Sa:
+ Có 5 nước, 6 bên tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo này, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines (Phi-lip-pin), Malaysia (Ma-lai-xi-a), Brunei (Bru-nây) và Đài Loan (Trung Quốc).
+ Năm 1988, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh, chiếm đóng trái phép các đảo: Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của nước ta.
Câu hỏi trang 10 GDQP 12: Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo là gì?
Trả lời:
- Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là:
+ Kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia - dân tộc trên biển, trên không và trên bộ.
+ Duy trì môi trường hoà bình, ổn định, thúc đẩy quan hệ với các nước.
Câu hỏi trang 11 GDQP 12: Tại sao trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, ta phải huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng?
Trả lời:
Trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, ta phải huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vì điều này sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn quân, toàn dânnhằm động viên, quy tụ, phát huy cao độ sức mạnh của các nhân tố chính trị, tinh thần, tư tưởng, văn hóa, quốc phòng, an ninh, kinh tế, đối ngoại; sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân và cả hệ thống chính trị, tạo ra sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Luyện tập 1 trang 12 GDQP 12: Nêu giá trị lịch sử của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Trả lời:
* Giá trị lịch sử của cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam:
- Thắng lợi của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc là hành động tự vệ chính đáng và cần thiết của Nhân dân Việt Nam nhằm chống lại cuộc chiến tranh xâm lược do tập đoàn Pol Pot - Ieng Sari gây ra. Chiến thắng một lần nữa khẳng định: ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng của Nhân dân Việt Nam là nguồn sức mạnh to lớn, đập tan bất kỳ âm mưu và hành động chống phá nào của các thế lực phản động, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là thắng lợi chung của tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung, mở ra chương mới trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.
- Chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot cũng đã góp phần giữ vững hoà bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới; đấu tranh vạch trần bản chất của chế độ phân biệt chủng tộc, sắc tộc, chế độ độc tài.
* Giá trị lịch sử của cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc:
Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc biểu hiện sinh động cho ý chí, sức mạnh bền bỉ của nhân dân Việt Nam, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, quân và dân ta đã viết tiếp trang sử vẻ vang trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
* Giá trị lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc:
- Khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia Việt Nam trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, trong đó có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn khẳng định tính chính nghĩa, khát vọng hoà bình, tôn trọng luật pháp quốc tế của dân tộc Việt Nam; đồng thời, viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh.
Luyện tập 2 trang 12 GDQP 12: Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc được thể hiện ở những nội dung cơ bản nào?
Trả lời:
* Nghệ thuật quân sự trong cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
- Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương từng bước đánh giá đúng bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; nhận thức đúng về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chủ động xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân ở biên giới Tây Nam; không để đất nước bị động, bất ngờ, kịp thời tổ chức triển khai, xử lí thắng lợi các tình huống.
- Quân và dân ta đã vận dụng sáng tạo các nghệ thuật quân sự, như:
+ Toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngự, phản công, tiến công ở các quy mô đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn; giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
+ Kết hợp chặt chẽ lực lượng tại chỗ với các binh đoàn chủ lực và các đơn vị thuộc các quân, binh chủng tham gia chiến đấu.
+ Nghệ thuật liên minh chiến đấu giữa bộ đội Việt Nam với lực lượng cách mạng Campuchia trong phối hợp tác chiến chống kẻ thù chung.
- Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng đã nắm chắc thời cơ, hạ quyết tâm chiến đấu kịp thời, chính xác; tập trung lực lượng, tạo sức mạnh áp đảo kẻ thù; kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, địch vận và ngoại giao để giành thắng lợi trong thời gian ngắn.
* Nghệ thuật quân sự trong cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
- Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương đã đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn, khả năng hành động của đối phương; chủ động chuẩn bị chiến trường; chọn hướng và địa bàn tác chiến nhằm vào hướng tiến công chủ yếu của đối phương.
- Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc vững chắc; phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân, toàn diện, cả nước thành một mặt trận hướng ra tiền tuyến; đánh giặc bất cứ nơi nào, ngay từ đầu, tuyến đầu trên lãnh thổ Tổ quốc.
- Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, ta đã kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với ngoại giao, binh vận, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ mọi mặt của cộng đồng quốc tế.
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo nghệ thuật quân sự. Thực hiện “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều”; kiên quyết ngăn chặn không cho đối phương tiến sâu vào lãnh thổ nước ta.
* Nghệ thuật quân sự trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
- Đảng và Nhà nước ta đã chủ động dự báo, nắm chắc tình hình để có đối sách bảo vệ chủ quyền biển, đảo hợp lí. Trong mọi hoàn cảnh, ta thực hiện kiên quyết, kiên trì về mục tiêu bảo vệ chủ quyền biển, đảo nhưng vận dụng linh hoạt, sáng tạo về cách thức, phương pháp đấu tranh.
- Kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao, pháp lí; kiên định giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực với các nước nhưng sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự để tự vệ chính đáng, xử trí thắng lợi các tình huống.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp với lực lượng và thế trận an ninh nhân dân trên biển, đảo. Kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng thủ, bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển.
Luyện tập 3 trang 12 GDQP 12: Công dân cần có những trách nhiệm gì đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh; bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng hiện nay?
Trả lời:
- Mỗi công dân cần tích cực, chủ động tìm hiểu, nhận thức đúng đắn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và trách nhiệm với sự nghiệp củng cố quốc phòng an ninh và bảo vệ tổ quốc nói riêng.
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ Công an nhân dân, dân quân tự vệ.
- Tuyên truyền phổ biến đường lối, chỉ trương của Đảng và nhà nước trong cộng đồng dân cư, nơi sinh hoạt, học tập, công tác.
- Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tích cực đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam và các quan điểm sai trái, phản động chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch.
- Tích cực tham gia các hoạt động tri ân người có công với đất nước, đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng,... do địa phương, trường học, cơ quan tổ chức.
Vận dụng 1 trang 12 GDQP 12: Bằng hiểu biết của mình, em hãy đưa ra những lí lẽ để chứng minh cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là hành động tự vệ chính đáng và chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Trả lời:
Những lí lẽ để chứng minh cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là hành động tự vệ chính đáng và chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đó là:
- Tập đoàn Pol Pot - Ieng Sari xuyên tạc lịch sử, khiêu khích, kích động hận thù dân tộc
- Chỉ trong 2 năm (1975 đến 1977), chúng đã điều động 41% quân số và trang thiết bị áp sát biên giới Việt Nam; gây ra những tội ác đẫm máu đối với Nhân dân ta, xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chà đạp lên những giá trị tốt đẹp trong mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc.
+ Trước ngày 30/4/1977, Pol Pot - Ieng Sari đánh chiếm đảo Phú Quốc, Thổ Chu. Trên đất liền, lực lượng Khmer Đỏ tiến hành các hoạt động khiêu khích quân sự, lấn chiếm đất đai, di dời một số cột mốc biên giới và tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
+ Từ ngày 30/4/1977, Pol Pot - Ieng Sari đẩy mạnh các hoạt động quân sự xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh, giết hại nhiều người dân vô tội.
+ Ngày 23/12/1978, Pol Pot - Ieng Sari huy động lực lượng quân đội lớn và mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam vào lãnh thổ Việt Nam.
=> Do đó, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là hành động tự vệ chính đáng và chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, nhằm bảo vệ: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Vận dụng 2 trang 12 GDQP 12: Em hãy viết một bức thư khoảng 250 từ gửi cán bộ, chiến sĩ Hải quân đang làm nhiệm vụ canh giữ vùng biển, đảo của Tổ quốc để bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn của mình.
Trả lời:
Kính gửi các anh bộ đội Hải Quân!
Lời đầu tiên, em xin gửi lời chào thân mến và lời chúc sức khỏe đến tất cả các anh. Em là học sinh lớp 12A, trường THCS Nguyễn Huệ, thành phố Đà Nẵng. Hôm nay, em ngồi viết thư này để bày tỏ lòng kính trọng và tự hào về các anh, những chiến sĩ tận tâm bảo vệ biển đảo quê hương.
Cuộc sống của các anh có lẽ đầy thách thức và thiếu thốn, đặc biệt là về nguồn nước ngọt. Em đã hiểu rằng mỗi lần nấu cơm, một phần bốn là nước ngọt, còn lại là nước biển, và mỗi người chỉ được một lít nước ngọt trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến em cảm thấy rất đắng lòng.
Em thắc mắc về lý do các anh chọn làm lính đảo, đến những nơi xa xôi và nguy hiểm như vậy. Có phải là lòng yêu nước mạnh mẽ và nồng cháy đã thúc đẩy các anh không ngần ngại? Các anh là nguồn động viên lớn cho chúng em, và nếu không có sự hi sinh của các anh, chúng em không thể sống trong bình yên như ngày hôm nay.
Em biết các anh không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn là những người giàu tình cảm và tinh thần. Có lẽ các anh nhớ nhà nhiều, nhưng em tin rằng tình thương và đoàn kết đã giúp các anh trở thành một gia đình lớn. Đất liền luôn gửi tấm lòng ấm áp và những hy sinh của chúng em là một phần nhỏ vào sự nỗ lực của các anh!
Em kính chúc các anh luôn khỏe mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và giữ vững biển đảo. Chúng em hứa sẽ cố gắng học giỏi, trở thành những người có ích cho đất nước chúng ta.
Học trò lớp 12A.