logo

(Cánh diều) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 26: Kinh tế Trung Quốc

Tóm tắt (Cánh diều) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 26: Kinh tế Trung Quốc theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 26. Kinh tế Trung Quốc


I. Đặc điểm chung của nền kinh tế Trung Quốc

- Trước năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc chậm phát triển. Sau đó, công cuộc hiện đại hoá đất nước đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, GDP của Trung Quốc đã tăng 2,4 lần trong 10 năm (2010-2020).

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sang dịch vụ, công nghiệp hóa và mạnh công nghệ cao.

- Thị trường Trung Quốc là hàng đầu thế giới, ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia, đứng đầu thế giới về tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

- Nguyên nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bao gồm: cải cách nông nghiệp, nông thôn, hiện đại hoá công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học-công nghệ, chú trọng thị trường trong nước và mở rộng thị trường quốc tế.


II. Các nghành kinh tế


1. Công nghiệp

- Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng chiếm 37,8% GDP Trung Quốc. Cơ cấu chuyển dịch, tập trung vào ứng dụng công nghệ cao.

+ Khai thác than: Trung Quốc đứng đầu thế giới về khai thác than, mỗi năm trên 1 tỉ tấn.

+ Sản xuất điện: Trung Quốc có 11/25 nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới, đứng đầu châu Á về điện gió và sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời.

+ Luyện kim: Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản lượng thép và nhôm, tập trung ở Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương.

+ Dệt may, thực phẩm, hàng tiêu dùng: phát triển đáp ứng nhu cầu trong nước, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng mẫu mã.

+ Chế tạo: Trung Quốc là nước sản xuất xe ô tô đứng thứ ba, đứng đầu thế giới về thiết bị bay không người lái và viễn thông.

- Trung tâm công nghiệp tập trung ở miền Đông và vùng duyên hải như Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu.


2. Nông nghiệp

- Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong kinh tế Trung Quốc: phát triển nhanh, có cây trồng, vật nuôi đa dạng. Trung Quốc chú trọng phát triển nông nghiệp kĩ thuật số và nông nghiệp thông minh.

- Trồng trọt đóng góp 60% giá trị sản xuất nông nghiệp. Trung Quốc đứng dầu thế giới về sản lượng lương thực và ngô. Trồng trọt phát triển mạnh ở các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, kém phát triển ở miền Tây.

- Chăn nuôi quan trọng trong kinh tế để đảm bảo nguồn cung thịt, trứng, sữa. Chăn nuôi phân bố tập trung ở các đồng bằng phía đông và vùng Đông Bắc, Hoa Bắc, cũng như trên các cao nguyên và bồn địa ở phía tây.

- Lâm nghiệp được chú trọng phát triển, Trung Quốc đứng thứ ba thế giới về sản lượng gỗ tròn khai thác. Xuất khẩu gỗ tròn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng lượng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc. Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng tự nhiên, tăng khai thác gỗ ở rừng trồng; tăng cường bảo vệ rừng và trồng rừng.

- Trung Quốc là nước sản xuất thuỷ sản lớn, tổng sản lượng thuỷ sản đứng hàng đầu thế giới. Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước mặn và khai thác hải sản được chú trọng đầu tư phát triển mạnh. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với thuỷ sản đánh bắt.


3. Dịch vụ

- Ngành dịch vụ Trung Quốc đóng góp cao nhất vào GDP với cơ cấu ngành đa dạng.

- Hệ thống giao thông vận tải của Trung Quốc đã được nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá, bao gồm đường sắt, đường ô tô, mạng lưới giao thông nông thôn, sân bay, tàu vận tải thương mại, và các cảng biển lớn.

- Hoạt động bưu chính phát triển với mạng lưới phủ kín rộng khắp đất nước, viễn thông phát triển mạnh và đứng thứ hai thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian.

- Du lịch phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

- Trung Quốc đứng đầu thế giới về tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và có quan hệ buôn bán với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.


III. Trắc nghiệm Địa 11 Cánh Diều Bài 26 (có đáp án)

Câu 1. Trung tâm công nghiệp nào sau đây không nằm ở miền Đông Trung Quốc?

A. U-rum-si.

B. Cáp Nhĩ Tân.

C. Phúc Châu. 

D. Thẩm Dương.

Giải thích:

+ Các trung tâm công nghiệp nằm ở phía Tây Trung Quốc: U-rum-si, La-sa.

+ Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc nằm ở ven biển phía Đông: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Phúc Châu, Hồng Công, Đài Loan.

+ Các trung tâm nằm ở trong nội địa: Bao Đầu, Lan Châu, Thành Đô, Trung Khánh, Quý Dương, Côn Minh,…

Câu 2. Các ngành công nghiệp phát triển ở địa bàn nông thôn Trung Quốc không phải là

A. Điện tử, luyện kim.

B. Vật liệu xây dựng, sứ.

C. Đồ gốm, dệt may.

D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Giải thích:

Công nghiệp luyện kim và công nghiệp điện tử - tin học là hai ngành đang phát triển nhanh, được coi trọng và đầu tư phát triển và sẽ trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế Trung Quốc. Vậy nên các ngành công nghiệp này phát triển mạnh ở các thành phố, đô thị không phát triển ở địa bàn nông thôn.

Câu 3. Trung tâm công nghiệp nào sau đây nằm ở miền Tây Trung Quốc?

A. U-rum-si.

B. Cáp Nhĩ Tân.

C. Phúc Châu. 

D. Thẩm Dương.

Câu 4. Nơi nào sau đây ở Trung Quốc không có trung tâm công nghiệp?

A. Ven biển.

B. Đồng bằng.

C. Bồn địa.

D. Núi cao.

Giải thích:

Ở Trung Quốc, khu vực phía Tây chủ yếu là đồi núi nên trở thành khu vực kém phát triển về công nghiệp, chủ yếu là một khu công nghiệp nhỏ, và không có trung tâm công nghiệp trên núi.

Câu 5. Đồng bằng sông Trường Giang khác với đồng bằng sông Hoàng Hà ở điểm việc trồng chủ yếu cây

A. lúa gạo.

B. lúa mì.

C. lạc. 

D. đỗ tương.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 26. Kinh tế Trung Quốc theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 10/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023