logo

(Cánh diều) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Tóm tắt (Cánh diều) Lý thuyết Địa lí 11 Bài 23: Kinh tế Nhật Bản theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 23. Kinh tế Nhật Bản

Soạn Địa lí 11 Cánh Diều Bài 23: Kinh tế Nhật Bản


I. Tình hình phát triển kinh tế

- Nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển qua nhiều giai đoạn, bao gồm: -- Phát triển với tốc độ cao từ năm 1955, vươn lên đứng thứ hai thế giới năm 1968. -- Chịu tác động của nhiều cuộc khủng hoảng và thách thức kinh tế sau này. -- Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản không ổn định và có xu hướng giảm. -- Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.

- GDP của Nhật Bản đạt 5 040,1 tỉ USD, chiếm khoảng 6 % GDP toàn thế giới (năm 2020).

- Nhật Bản đã có những chiến lược để phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn, bao gồm chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, hiện đại hoá và hợp lí hoá các xí nghiệp nhỏ và trung bình, và xúc tiến các chương trình cải cách lớn.

- Con người và các truyền thống văn hoá của Nhật Bản cũng là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.


II. Các nghành kinh tế


1. Công nghiệp

- Công nghiệp là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Nhật Bản, chiếm 29% GDP và vị trí cao thế giới.

- Các ngành chính trong công nghiệp gồm: chế tạo, điện tử-tin học, luyện kim, hoá chất, thực phẩm,...

+ Công nghiệp chế tạo chiếm 40% xuất khẩu công nghiệp, nổi bật với sản xuất ô tô và đóng tàu. Trung tâm chế tạo lớn là Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Ô-xa-ca.

+ Công nghiệp luyện kim tốc độ phát triển nhanh, xuất khẩu thép đứng thứ hai thế giới. Phân bố chủ yếu ở Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a.

+ Công nghiệp điện tử - tin học dẫn đầu thế giới, sản phẩm nổi bật là máy tính và rô-bốt. Trung tâm lớn là Tô-ky-ô, Na-ga-xa-ki, Phu-cu-c-ca.

+ Công nghiệp hoá chất là ngành công nghệ cao, sản phẩm như nhựa, cách nhiệt, cao su tổng hợp,... xuất khẩu. Phân bố chủ yếu ở Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Cô-chi.

+ Công nghiệp thực phẩm có sản phẩm đa dạng, trình độ phát triển cao, đầu tư ra nước ngoài lớn. Phân bố chủ yếu ở I-ô-cô-ha-ma, Ky-ô-tô, Mu-rô-ran.


2. Dịch vụ

- Dịch vụ chiếm 69,6% GDP Nhật Bản, có nhiều lĩnh vực phát triển cao như giao thông vận tải (đường biển, hàng không), tàu điện ngầm, bưu chính viễn thông.

- Du lịch đóng góp hơn 7% GDP, thu hút 31,8 triệu khách quốc tế (2019).

- Ngoại thương đóng vai trò đặc biệt, với xuất khẩu phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị điện tử và quang học.

- Ngành tài chính ngân hàng của Nhật Bản hàng đầu thế giới, có các ngân hàng lớn như Mit-su-bi-shi, Mi-du-hộ, Su-mi-tô-mô Mit-sui.


3. Nông nghiệp

- Nông nghiệp Nhật Bản chiếm 1,0% GDP và 3% lực lượng lao động (năm 2020) với diện tích đất canh tác chỉ chiếm 13% diện tích lãnh thổ.

- Trồng trọt chiếm hơn 63% giá trị sản xuất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở đảo Hộ-cai-đô, tỉnh Ca-ga-oa (đảo Xi-cô-cư), tỉnh A-ki-ta (đảo Hôn-su).

- Lâm nghiệp chiếm 66% diện tích lãnh thổ, bảo vệ rừng và tăng diện tích rừng rất được chú trọng, sản lượng khai thác gỗ tròn năm 2020 là 30,3 triệu m3.

- Đánh bắt thuỷ sản được hiện đại hoá, sản lượng đánh bắt hằng năm cao (năm 2020 là hơn 3 triệu tấn), chủ yếu là cả thu, cá ngừ, tôm, cua, và nuôi trồng thuỷ sản cũng được chú trọng phát triển, tập trung nhiều ở các vịnh biển và ven các đảo.


III. Các vùng kinh tế

+ Hô-cai-đô:

- Diện tích: 22%, dân số: 4,4%, mật độ dân số thấp, rừng chiếm diện tích lớn, khoáng sản chủ yếu là than.

- Công nghiệp: chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, luyện kim đen, sản xuất giấy; sản xuất lúa mi, khoai tây, nuôi bỏ sữa, du lịch.

- Trung tâm công nghiệp lớn: Xap-pô-rô, Mu-rô-man,...

+ Hôn-su:

- Diện tích: 61,2%, dân số: 83,2%, hoạt động núi lửa và động đất xảy ra thường xuyên.

- Công nghiệp: phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ biển Thái Bình Dương. Nông nghiệp trồng lúa gạo, chẻ, dâu tằm, hoa quả, nuôi trồng và đánh bắt cá.

- Trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ky-o, Lô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki, Na-gôi-a, Ky-ô-lô, Ô-xa-ca, Cô-bé, Phu-cu-a-ma.

- 5 vùng kinh tế trọng điểm: Tô-hu-cô, Can-tô, Chu-bu, Can-sai, Chu-gô-cu; Can-tô và Can-sai là hai vùng quan trọng nhất.

+ Xi-cô-cư:

- Diện tích: 5%, dân số: 3,2%, núi chiếm diện tích lớn.

- Nông nghiệp: sản xuất gạo, lúa mạch, cam, quýt; nuôi trồng thuỷ sản. Các sản phẩm công nghiệp là đầu mỏ, kim loại màu, hàng dệt, bột giấy và giấy. Du lịch phát triển.

- Trung tâm công nghiệp lớn: Cô-chỉ, Tô-ku-shi-ma.

+ Kiu-xiu:

- Diện tích: 11,7%, dân số: 4,3%, có đồng bằng khá rộng.

- Công nghiệp: luyện kim đen, hoả chất, đóng tàu. Ngành công nghiệp điện tử phát triển nhanh chóng. Nông nghiệp phát triển với sản xuất lúa gạo, rau, cây ăn quả; chặn nuôi bò, lợn.

- Trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki, Ô-y-ta,...


IV. Trắc nghiệm Địa 11 Cánh Diều Bài 23 (có đáp án)

Câu 1. Hai ngành nào sau đây có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ của Nhật Bản?

A. Thương mại và tài chính.

B. Thương mại và giao thông.

C. Tài chính và du lịch.

D. Du lịch và giao thông.

Giải thích:

Thương mại và tài chính là hai ngành đóng vai trò rất lớn trong ngành dịch vụ của Nhật Bản. Với trị trí đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu và thứ 5 về nhập khẩu, Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn của nhiều nước như: Trung Quốc, Mỹ, EU, Hàn Quốc...

Câu 2. Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao?

A. Sản phẩm đã đáp ứng được các nhu cầu trong nước.

B. Hằng năm xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đa dạng.

C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng top đầu thế giới.

D. Có 80% lao động làm việc trong ngành công nghiệp.

Câu 3. Các mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường chủ yếu nào sau đây?

A. Trung Quốc, Hoa Kì và EU.

B. Liên bang Nga, Hoa Kì, Anh.

C. Hoa Kì, CHLB Đức, Bra-xin. 

D. Hoa Kì, Trung Quốc, Ấn Độ.

Câu 4. Sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản không phải là

A. tàu biển.

B. ô tô.

C. rô-bôt.

D. xe máy.

Giải thích:

Sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản không phải là rô-bôt vì Rô-bôt là sản phẩm của ngành sản xuất điện tử không phải sản phẩm của ngành công nghiệp chế tạo.

Câu 5. Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do

A. một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư.

B. diện tích trồng chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên.

C. thay đổi thực đơn bữa ăn, hạn chế dùng lúa gạo. 

D. xu hướng nhập khẩu gạo từ các quốc gia khác.

Giải thích:

Diện tích trồng lúa ở Nhật Bản đang ngày càng giảm không phải là do thay đổi thực đơn bữa ăn, hạn chế dùng lúa gạo mà chủ yếu là một phần diện tích trồng lúa đã được quy hoạch để đưa vào sử dụng cho mục đích dân cư (nhà ở hoặc công trình xây dựng) hoặc cho các loại cây trồng khác. 

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Cánh Diều Bài 23. Kinh tế Nhật Bản theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 09/03/2023 - Cập nhật : 12/08/2023