logo

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 5 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Một số tổ chức khu vực và quốc tế theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 5: Một số tổ chức khu vực và quốc tế


I. Liên hợp quốc

- Liên hợp quốc (The United Nations – UN) là một tổ chức quốc tế được thành lập vào ngày 24 – 10 – 1945. Năm 2020, UN có 193 quốc gia thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của UN từ năm 1977. 

- Trụ sở của UN đặt tại thành phố Niu Oóc (New York – Hoa Kỳ). 

- UN được thành lập nhằm mục tiêu hàng đầu là duy trì một nền hoà bình và trật tự thế giới bền vững. UN là tổ chức liên chính phủ lớn nhất trên thế giới. Bản thân UN là một bộ phận của hệ thống Liên hợp quốc. 

- UN điều phối công việc cùng các quỹ, chương trình,cơ quan chuyên môn và các tổ chức khác của hệ thống Liên hợp quốc như Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc (DPKO),...

- Nhiệm vụ duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; bảo vệ quyền con người; cung cấp viện trợ nhân đạo; hỗ trợ phát triển bền vững và hành động vì khí hậu; giữ vững luật quốc tế; giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Lý thuyết Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Một số tổ chức khu vực và quốc tế

II. Quỹ tiền tệ quốc tế

- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (The International Monetary Fund – IMF) được thành lập vào tháng 7 –1994. Năm 2020, tổ chức có 190 quốc gia thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của IMF từ năm 1976. IMF có trụ sở chính ở Oa-sinh-tơn (Washington – Hoa Kỳ). IMF được thành lập nhằm đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ quốc tế.

- Nhiệm vụ: Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán; thu thập dữ liệu và đưa ra các dự báo kinh tế cho các nước; hỗ trợ kĩ thuật và đào tạo để giúp chính phủ các nước thực hiện chính sách kinh tế hợp lí; cung cấp các khoản cho vay; hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên khi có yêu cầu; đảm bảo an ninh tài chính toàn cầu.


III. Tổ chức thương mại thế giới 

- Tổ chức Thương mại thế giới (The World Trade Organization - WTO) được thành lập vào ngày 1– 1–1995. Năm 2020, tổ chức có 164 thành viên, Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007. 

- WTO ngày càng kết nạp thêm nhiều thành viên và trở thành tổ chức thương mại lớn nhất trên thế giới. WTO có trụ sở đặt tại Giơ-ne-vơ (Geneve - Thụy Sỹ). WTO được thành lập nhằm hướng tới nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

- Nhiệm vụ tổ chức diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương; giải quyết các tranh chấp thương mại; giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia; thúc đẩy việc thực hiện những hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO; hỗ trợ kĩ thuật và đào tạo cho các nước đang phát triển; hợp tác với các tổ chức quốc tế khác liên quan đến hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu.


IV. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (The Asia-Pacific Economic Cooperation – APEC) được thành lập vào tháng 11 – 1989. Năm 2020, APEC có 21 thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của APEC từ năm 1998. Ban thư kí thường trực APEC có trụ sở tại Xin-ga-po. APEC được thành lập nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực.

- Nhiệm vụ thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư trong khu vực; khuyến khích hợp tác kinh tế – kĩ thuật giữa các thành viên; điều chỉnh các quy định và tiêu chuẩn trên toàn khu vực; phối hợp trong xây dựng và triển khai các sáng kiến hành động dựa trên những chính sách, thoả thuận đạt được trong khu vực.


V. Trắc nghiệm Địa 11 Chân trời sáng tạo Bài 5 (có đáp án)

Câu 1. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt ở quốc gia nào sau đây?

A. Liên bang Nga.

B. Anh.

C. Trung Quốc.

D. Hoa Kỳ.

Câu 2. Việt Nam là thành viên của  nào sau đây?

A. EU.

B. NAFTA.

C. MERCOSUR.

D. APEC.

Giải thích:

- Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức liên kết khu vực APEC từ năm 1998. Đây là diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương được thành lập vào tháng 11 - 1989. Tính đến năm 2020, APEC có 21 thành viên.

Câu 3. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở nào sau đây có nhiều quốc gia châu Á tham gia nhất?

A. ASEAN.

B. APEC.

C. EU.

D. NAFTA.

Giải thích:

- ASEAN: 10 quốc gia châu Á tham gia, 

- APEC: 21 quốc gia châu Á tham gia; 

- EU và NAFTA không có quốc gia châu Á nào tham gia vì đây là sự hai liên kết khu vực.

Câu 4. Tổ chức liên kết khu vực nào sau đây có sự tham gia của các nước ở nhiều châu lục khác nhau nhất?

A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

C. Thị trường chung Nam Mĩ.

D. Liên minh châu Âu.

Câu 5. Tổ chức liên kết khu vực nào có ít quốc gia tham gia nhất?

A. Thị trường chung Nam Mĩ.

B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

D. Liên minh châu Âu.

Giải thích:

- Thị trường chung Nam Mĩ: 6 quốc gia thành viên.

-  Hiệp hội các nước Đông Nam Á: 10 quốc gia thành viên.

- Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ: 3 quốc gia thành viên.

- Liên minh châu Âu: 27 quốc gia thành viên. 

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Một số tổ chức khu vực và quốc tế theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 01/08/2023 - Cập nhật : 19/08/2023