logo

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 12 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á


I. Lãnh thổ và vị trí địa lí

a. Phạm vi lãnh thổ:

- Gồm 11 quốc gia nằm ở phía đông nam của châu Á, có diện tích đất khoảng 4,5 triệu km2.

- Đông Nam Á được chia thành hai khu vực Địa lí:

+ Đông Nam Á lục địa (gồm các quốc gia: Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan, Việt Nam);

+ Đông Nam Á hải đảo (gồm các quốc gia: Brunây, Đông Timo, Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo).

b. Vị trí Địa lí:

- Lãnh thổ Đông Nam Á nằm trong khu vực nội chí tuyến của hai bán cầu; nằm trong khu vực khí hậu gió mùa châu Á; là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ôxtrâylia.

- Đông Nam Á còn là nơi có các tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua và là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn trên thế giới.


II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1. Địa hình và đất đai

- Địa hình đa dạng:

+ Địa hình đồi núi.

+ Địa hình đồng bằng.

+ Địa hình bờ biển.

- Đông Nam Á có hai nhóm đất chính: Đất Feralit ở khu vực đồi núi và đất phù sa ở khu vực đồng bằng.

2. Khí hậu

- Khí hậu đa dạng: 

+ Khí hậu nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa phần lớn Đông Nam Á lục địa và phần lãnh thổ Philippines.

+ Có sự phân hóa khu vực địa hình núi cao

3. Sông hồ

+ Đông Nam Á có nhiều hồ nước ngọt lớn, nhất là Biển Hồ.

4. Sinh vật

- Đông Nam Á còn có sự đa dạng về các hệ sinh thái, diện tích rừng rộng lớn, các rừng có sự đa dạng, sinh học cao, tiêu biểu là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm.

5. Khoáng sản

- Đông Nam Á có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, một số khoáng sản tiêu biểu như: thiếc, đồng sắt, than dầu mỏ, khí tự nhiên, trong đó trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên có giá trị kinh tế cao, puân bố ở các khu vực thềm lục địa.

6. Biển

+ Đông Nam Á có vùng biển rộng lớn thông ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

+ Các biển nằm trong khu vực nội chí, tuyến đường bờ biển nhiều vịnh đầm phá tài nguyên sinh vật khoáng sản rất phong phú.


III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

- Đông Nam Á là khu vực đông dân, năm 2020, số dân của khu vực là 668,4 triệu người, chiếm 8,6% số dân thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng số dân vẫn không ngừng gia tăng.

- Khu vực Đông Nam Á có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá, tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng nhanh.

- Dân cư phân bố không đồng đều, 

2. Xã hội

+ Đông Nam Á có lịch sử phát triển lâu đời, là lưu giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.

+ Chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực ngày càng được cải thiện. 

+ Các nước trong khu vực có nhiều nét tương đồng về lịch sử đấu tranh giành độc lập, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa.


IV. Kinh tế

1. Tình hình phát triển kinh tế chung

- Đa số các nước Đông Nam Á trước đây chủ yếu phát triển nông nghiệp. 

- Quá trình công nghiệp hoá đã làm nền kinh tế của các nước có sự phân hoá, một số nước có nền kinh tế phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ. 

2. Các nghành kinh tế

- Công nghiệp

+ Công nghiệp khai thác.

+ Công nghiệp điện tử - tin học.

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Công nghiệp thực phẩm.

- Nông nghiệp

+ Nghành trồng trọt.

+ Nghành chăn nuôi.

+ Nghành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Dịch vụ

+ Nghành giao thông vận tải

+ Nghành thương mại

+ Nghành du lịch.


V. Trắc nghiệm Địa 11 Chân trời sáng tạo Bài 12 (có đáp án)

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây về dân cư, xã hội ở Đông Nam Á thường gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi quôc gia?

A. Dân cư phân bố không đều giữa các quốc gia trong khu vực.

B. Có nền văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng phong phú và đa dạng.

C. Dân số đông ở nhiều quốc gia, phân bố chủ yếu ở ven biển.

D. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.

Giải thích:

Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều dân tộc tạo nên sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc. Tuy nhiên, một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, gây khó khăn trong việc quản lí, ổn định chính trị và xã hội ở mỗi quốc gia.

Câu 2. So với Đông Nam Á lục địa, địa hình Đông Nam Á hải đảo có điểm khác biệt nào sau đây?

A. Đồng bằng phù sa màu mỡ.

B. Nhiều núi lửa đang hoạt động.

C. Ít đồng bằng và nhiều đồi núi.

D. Núi thường thấp dưới 3000m.

Giải thích:

So với Đông Nam Á lục địa, địa hình Đông Nam Á hải đảo có nhiều núi lửa đang hoạt động. Địa hình Đông Nam Á lục địa nhiều núi, đồng bằng ven biển nhưng đặc điểm địa chất ổn định hơn.

Câu 3. Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản do

A. có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.

B. có nhiều dạng địa hình khác nhau.

C. nằm trong vành đai sinh khoáng.

D. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.

Giải thích:

Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản đa dạng, nguyên nhân là do các nước này nằm trong nằm trong vành đai sinh khoáng, nhiều loại có trữ lượng lớn như thiếc, sắt, bô-xít, dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên,...

Câu 4. Đông Nam Á có nhiều núi lửa đang hoạt động do

A. nằm trên đường di cư nhiều loài.

B. giáp vành đai lửa Thái Bình Dương.

C. nằm trong vành đai sinh khoáng.

D. có gió mùa điển hình của châu Á.

Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á hải đảo?

A. Là khu vực tập trung đảo lớn nhất trên thế giới.

B. Đồng bằng nhỏ hẹp và núi trẻ với nhiều núi lửa.

C. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa và sông lớn.

D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 04/08/2023 - Cập nhật : 11/08/2023