Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Địa lí 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.
Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước
- Thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế – xã hội.
- Để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một nước cần dựa trên đánh giá tổng hợp nhiều chỉ tiêu về kinh tế – xã hội.
a) Thu nhập bình quân
- Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người) dùng để so sánh mức sống của dân cư ở các nước khác nhau.
- Ý nghĩa: Phản ánh trình độ phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống của mỗi người dân ở từng quốc gia.
b) Cơ cấu ngành kinh tế
- Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế chia thành 3 nhóm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
c) Chỉ số phát triển con người
- Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện sức khoẻ, giáo dục và thu nhập.
- Các nước phát triển có GNI/người cao; HDI ở mức cao trở lên; cơ cấu kinh tế phân theo ngành ở khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thường có tỉ trọng thấp nhất, khu vực dịch vụ có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành kinh tế.
- Đa số các nước đang phát triển có GNI/người ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp; chỉ số phát triển con người ở mức cao, trung bình và thấp. Trong cơ cấu ngành kinh tế, khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp chiếm tỉ trọng cao hơn khu vực dịch vụ.
- Các nước phát triển có đóng góp lớn vào quy mô GDP toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.
- Năm 2020, nhóm sản phẩm xuất khẩu thuộc dịch vụ viễn thông, máy tính và công nghệ thông tin của các nước phát triển chiếm hơn 70% sản phẩm thế giới. Một số nước phát triển là trung tâm tài chính toàn cầu, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới.
- Phần lớn các nước đang phát triển có quy mô GDP chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP toàn cầu (trừ Trung Quốc, Ấn Độ,...). Nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Trong cơ cấu công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng chưa cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, lao động còn chiếm tỉ trọng lớn.
Có sự khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển về nhiều khía cạnh xã hội như đặc điểm dân số, đô thị hoá, nguồn lao động, vấn đề phát triển giáo dục, y tế,...
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng các ngành trong cơ cấu nền kinh tế của các nước đang phát triển?
A. Nông - lâm - ngư có xu hướng giảm.
B. Công nghiệp và xây dựng tăng nhanh.
C. Tỉ trọng dịch vụ có nhiều biến động.
D. Nông - lâm - ngư có xu hướng tăng.
Câu 2: Cơ cấu ngành kinh tế không bao gồm có
A. Nông, lâm, ngư nghiệp.
B. Công nghiệp, xây dựng.
C. Dịch vụ.
D. Du lịch.
Giải thích:
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ là những nhóm thuộc cơ cấu kinh tế theo ngành, không bao gồm du lịch.
Câu 3: Các nước có GDP/người cao tập trung nhiều ở khu vực nào sau đây?
A. Đông Á.
B. Trung Đông.
C. Bắc Mĩ.
D. Đông Âu.
Giải thích:
Hiện nay, ở trên thế giới GDP/người cao tập trung nhiều ở khu vực Bắc Mĩ, đặc biệt là Hoa Kì, tiếp đến là các nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Ailen, Thụy Điển…) và Ôx-trây-li-a, Niu-Di-lân, Nhật Bản.
Câu 4: Cơ cấu ngành kinh tế là chỉ tiêu phản ánh mức độ đóng góp của
A. các vùng kinh tế vào GDP của một nước.
B. các ngành kinh tế vào GDP của một nước.
C. các lĩnh vực kinh tế vào GDP của một tỉnh.
D. các ngành kinh tế vào GDP của một vùng.
Hiển thị đáp án
Chọn B
Câu 5: Các nước đang phát triển phân biệt với các nước phát triển bởi một trong những tiêu chí là
A. GNI bình quân đầu người thấp hơn nhiều.
B. tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm thấp.
C. chỉ số chất lượng cuộc sống (HDI) cao.
D. dịch vụ có tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Giải thích:
GNI bình quân đầu người là một trong những tiêu chí quan trọng dùng để đánh giá, so sánh trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia).
>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
-------------------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.