logo

Lý thuyết Cảm xúc mùa thu

Hướng dẫn tìm hiểu khái quát về tác phẩm Cảm xúc mùa thu đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng Top lời giải tổng hợp kiến thức về tác giả, tác phẩm và một số kiến thức liên quan đến tác phẩm Cảm xúc mùa thu nhé!


1. Tác giả Đỗ Phủ

*Tiểu sử:

- Đỗ Phủ (712 – 770), biểu tự Tử Mỹ, hiệu Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng dã khách hay Đỗ Lăng bố y.

- Có một thời gian ngắn ông làm quan nhưng gần như suốt cuộc đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật. Năm 755, tướng An Lộc sơn nổi dậy chống triều đình. Để tránh hiểm hoạ, vả lại cũng không được nhà vua tín nhiệm, năm 759, ông từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một ngôi nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô.

*Sự nghiệp văn học:

- Về nội dung:

+ Vấn đề lịch sử được đề cập trực tiếp trong thơ ông là sự bình luận các sách lược quân sự, các thắng bại của triều đình hay những ý kiến ông muốn đề đạt trực tiếp tới hoàng đế.

+ Các chủ đề trong thơ ông rất bao quát, như cuộc sống hàng ngày, thư họa, hội họa, thú vật và các chủ đề khác.

- Về nghệ thuật:

+ Dù sáng tác ở mọi thể loại thơ, Đỗ Phủ nổi tiếng nhất ở cận thể thi, một kiểu thơ có nhiều ràng buộc về hình thức và số lượng từ trong câu. Khoảng hai phần ba trong 1.500 tác phẩm hiện còn của ông là ở thể này, và nói chung ông được coi là nhà thơ tiêu biểu cho thể loại này.

+ Những bài thơ đạt nhất của ông trong thể loại dùng phép đối song song để thêm nội dung biểu đạt thay vì chỉ là một quy định kỹ thuật thông thường.

*Ví trí

- Là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc.

- Ông tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Sử và Thi Thánh.

Lý thuyết Cảm xúc mùa thu

2. Tác phẩm Cảm xúc mùa thu

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Bài thơ được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu. Đỗ Phủ sáng tác chùm “Thu hứng” gồm 8 bài thơ, trong đó cảm xúc mùa thu là bài thơ thứ nhất.

+ Bố cục (2 phần)

Phần 1 (4 câu đầu): Cảnh mùa thu

Phần 2 (4 câu còn lại): Tình thu

- Giá trị nội dung:

+ Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Tứ thơ trầm lắng, u uất

+ Lời thơ buồn, thấm đẫm tâm trạng, câu chữ tinh luyện

+ Bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình

+ Ngôn ngữ ước lệ nhiều tầng ý nghĩa.

Lý thuyết Cảm xúc mùa thu (ảnh 2)

3. Đọc hiểu tác phẩm

a/ Bốn câu thơ đầu

- Hình ảnh:

+ Rừng phong: sương móc trắng xóa → Sắc thu tiêu điều, bi thương, tàn tạ

+ Địa danh: Núi Vu, kẽm Vu → vùng núi hùng vĩ, hiu hắt, hiểm trở

+ Lòng sông: sóng dữ dội

+ Cửa ải: mây âm u sà giáp mặt đất. → Hình ảnh vận động đối lập, cường điệu

⇒ Ngòi bút chấm phá, tả cảnh ngụ tình, bằng những yếu tố gợi buồn khiến lòng người cũng buồn như cảnh.

b/ Bốn câu thơ sau

- Khóm cúc nở hoa hai lần, con thuyền lẻ loi, tiếng chày đập vải -> Gắn với mối tình nhà khiến lòng khách xa xứ thêm sầu não

- Động từ

+ Khai tha nhật lệ: nở ra nước mắt

+ Hệ cố viên tâm: buộc vào trái tim

- Số từ:

+ Lưỡng: hai, số nhiều

+ Nhất: một, duy nhất, mãi mãi

- Tầm nhìn thay đổi từ xa đến gần, tâm trạng cô đơn lẻ loi buồn nhớ của tác giả

- Hai câu cuối: đột ngột, dồn dập âm thanh của tiếng dao, thước, tiếng chày → nỗi buồn nhớ quê, nhớ người khiến lòng thêm ảo não, lo âu cho đất nước

⇒ Bài thơ không miêu tả trực tiếp xã hội nhưng vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời


4. So với bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ (phiên âm và dịch nghĩa)

- Ưu điểm: Bản dịch thơ khá sát với tinh thần của bài thơ, thể hiện được sự sắc sảo khi sử dụng ngôn ngữ

- Nhược điểm: Một số chênh lệch so với bản phiên âm:

+ Câu đầu tiên, tác giả chưa dịch sát nghĩa từ “điêu thương- đây là tính từ nhưng lại đóng vai trò làm động từ trong câu thơ. Cần phải diễn đạt được sắc thái tàn phá khắc nghiệt của sương đối với rừng phong.

+ Chữ “thẳm” diễn đạt chưa trọn vẹn nghĩa, nó khiến âm hưởng bài thơ bị kéo xuống

+ Câu 5, khi dịch tác giả làm mất từ “lưỡng khai” quan trọng, từ này có ý nghĩa nhấn mạnh vào sự lặp lại

+ Câu 6, tác giả không truyền tải được hết sự trống trải, cô đơn của kẻ li hương trong chữ “cô” phần phiên âm


5. Mối quan hệ của bốn câu thơ đầu là bốn câu thơ cuối

- Cả hai góp phần tạo nên không gian bức tranh thu trầm buồn, sâu lắng

+ Bốn câu thơ đầu: miêu tả cảnh thu ở không gian rộng lớn, mênh mông

+ Bốn câu thơ sau: cảnh thu chi tiết, rõ nét, có tình

- Mối quan hệ tạo nên sự vận hành trong tứ thơ, đi từ cảnh tới tình, cảnh khởi sinh tình, tình thấm sâu vào cảnh

- Nhan đề bài thơ là Thu hứng, trong toàn bộ bài thơ, hình ảnh, câu chữ phản ánh tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu.

+ Bốn câu thơ đầu dù miêu tả cảnh thu nhưng phảng phất nỗi buồn

+ Bốn câu cuối là nỗi lòng của tác giả nhớ nước, thương đời

icon-date
Xuất bản : 19/03/2022 - Cập nhật : 24/03/2022