logo
ADVERTISEMENT

Luận điểm bài "Bếp lửa"

Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. 

Luận điểm bài bếp lửa là Luận điểm 1: Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu; 

Luận điểm 2: Những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời của bà và hình tượng bếp lửa; 

Luận điểm 3: Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà.

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về bài "Bếp lửa" cũng như câu hỏi Luận điểm bài "Bếp lửa", Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Tác giả bài thơ "Bếp lửa" – Bằng Việt

a. Tiểu sử tác giả Bằng Việt

- Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev. Liên Xô (nay là Đại học Quốc gia Kiev, thuộc Ukraina) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.

- Đến năm 1969, ông chuyển sang công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam.

- Năm 1970, ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường và làm tại Bảo tàng truyền thống cho đoàn Trường Sơn.

- Sau khi về Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (gọi tắt là Hội Văn nghệ Hà Nội) năm 1983, ông được bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1983-1989) và là một trong những người sáng lập tờ báo văn nghệ Người Hà Nội (xuất bản từ 1985).

- Tại Đại hội lần thứ VII Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (tháng 9 năm 2005), Bằng Việt được bầu làm một trong 5 Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

- Ông cũng từng làm Thư ký thường trực, rồi Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội (1991-2000).

b. Sự nghiệp sáng tác của tác giả Bằng Việt

Trẻ trung, hồn nhiên, tài hoa là nét đặc sắc nổi bật trong hồn thơ Bằng Việt. Thơ ông nhẹ nhàng, có cảm xúc tinh tế, giọng điệu tâm tình, trầm lắng, suy tư và giàu triết lí.

Tác phẩm chính : Hương cây – Bếp lửa (Thơ in chung – 1968), Những gương mặt, những khoảng trời (1973), Đất sau mưa (thơ – 1977), Khoảng cách giữa lời (thơ – 1983), Cát sáng (thơ- 1986) Bếp lửa – Khoảng trời (thơ tuyển – I988), Phía nửa mặt trăng chìm (thơ – 1986), Môzart (truyện danh nhân – 1978), Lọ lem (dịch thơ Eptusenkô), Hãy nói bằng ngôn ngữ của tình yêu (dịch thơ Ritsos).

>>> Tham khảo: Hướng dẫn cách viết đoạn văn trình bày luận điểm


2. Bài thơ "Bếp lửa"

a. Hoàn cảnh sáng tác và bố cục của bài "Bếp lửa"

Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.

- Bài thơ được đưa vào tập “Hương cây - Bếp lửa” (1968). Đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

Bố cục

Gồm 4 phần:

- Phần 1: Khổ thơ đầu. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà.

- Phần 2: Từ “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói” đến “Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”. Những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà gắn với hình ảnh bếp lửa.

- Phần 3. Tiếp theo đến “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”. Suy ngẫm về cuộc đời người bà.

- Phần 4. Còn lại. Thực tại cuộc sống của người cháu.

b. Nội dung tác phẩm "Bếp lửa"

Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

c. Luận điểm bài "Bếp lửa"

- Luận điểm 1: Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu

- Luận điểm 2: Những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời của bà và hình tượng bếp lửa

- Luận điểm 3: Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà

d. Tìm hiểu chi tiết bài "Bếp lửa"

Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu

Trong hồi tưởng người cháu biết bao kỉ niệm thân thương, gợi lại trong kí ức người cháu

- Năm lên bốn tuổi, nạn đói trở thành nỗi ám ảnh

- Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà thay cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ cháu

- Năm giặc đốt làng, bà vẫn vững lòng làm chỗ dựa cho bố mẹ, con cháu

- Kỷ niệm nào về bà cũng đậm yêu thương

- Đan xen giữa những đoạn tả sinh động, cảnh bếp lửa chờm vờn trong sương sớm, cảnh đói, cảnh làng cháy, đặc biệt hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm

→ Lời kể chân thực, cảm động của người cháu về những kỉ niệm tuổi thơ gắn với bà

Những suy ngẫm, chiêm nghiệm cuộc đời của bà và hình tượng bếp lửa

Luận điểm bài bếp lửa

Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ. Bếp lửa được nhắc tới 10 lần trong bài:

- Hình ảnh bếp lửa “chập chờn” , “ấp iu” xuất hiện đầu bài gợi lên nỗi nhớ của cháu về bà

+ Hình ảnh bếp lửa có những biến thể: khói, lửa

+ Bếp lửa gắn với kỉ niệm tuổi thơ:cùng bà nhóm lửa, tiếng tu hú kêu,

- Bà không chỉ là người nhóm lên ngọn lửa thực tế, mà đó là ngọn lửa của tình yêu thương, hi vọng, tác giả dựa vào đó để gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình

- Tác giả thốt lên “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”, bếp lửa trở thành biểu tượng thiêng liêng, cao đẹp

- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà tảo tần, giàu yêu thương

Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà

+ Lời tự bạch của đứa cháu khi trưởng thành, xa quê hương: người cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu thương vô bờ của bà

+ Kết thúc bài thơ tác giả tự vấn “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” : niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng người cháu

Tác giả rất thành công trong việc sáng tạo ra hình tượng mang ý nghĩa thực, mang ý nghĩa biểu tượng: bếp lửa

- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự phù hợp với dòng hồi tưởng và tình cảm của cháu

- Bài thơ chứa đựng triết lý, ý nghĩa thầm kín: những điều thân thiết của tuổi thơ của mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình cuộc đời, tình yêu thương và lòng biết ơn chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, quê hương.

>>> Tham khảo: Luận điểm bài "Những ngôi sao xa xôi"

-----------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Luận điểm bài "Bếp lửa", cùng với một số kiến thức mở rộng về bài thơ "Bếp lửa" hi vọng sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

ADVERTISEMENT