logo

Loại đường cấu tạo nên thành tế bào nấm là?

icon_facebook

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Loại đường cấu tạo nên thành tế bào nấm là?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Sinh học 10


Trắc nghiệm: Loại đường cấu tạo nên thành tế bào nấm là? 

A. Glucôzo

B. Kitin

C. Saccarôzơ

D. Fructôzơ

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Kitin

Loại đường cấu tạo nên thành tế bào nấm là Kitin

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về đường ở dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về đường


1. Đường là gì?

Đường hay chính xác hơn là đường ăn là tên gọi chung của những hợp chất hóa học ở dạng tinh thể thuộc nhóm phân tử cacbohydrat. Đường, đường hạt, hoặc đường thông thường, đề cập đến saccarose, một disaccharide bao gồm glucose và fructose.

Các loại đường đơn giản, còn được gọi là monosacarit, bao gồm glucose, fructose và galactose. Đường hỗn hợp, còn được gọi là disacarit hoặc đường đôi, là các phân tử bao gồm hai monosacarit nối với nhau bằng liên kết glycosid. Các ví dụ phổ biến là sucrose (đường ăn) (glucose + fructose), lactose (glucose + galactose) và maltose (hai phân tử glucose). Trong cơ thể, đường hỗn hợp được thủy phân thành đường đơn giản.

Đường được tìm thấy trong các mô của hầu hết các loại thực vật. Mật ong và trái cây là nguồn tự nhiên dồi dào của các loại đường đơn giản không giới hạn. Sucrose đặc biệt tập trung trong mía, củ cải đường và thốt nốt, làm cho chúng trở nên lý tưởng để chiết xuất thương mại hiệu quả để làm đường tinh luyện. Năm 2016, sản lượng thế giới kết hợp của hai loại cây trồng này là khoảng hai tỷ tấn. Maltose có thể được sản xuất bằng hạt malting. Lactose là loại đường duy nhất không thể được chiết xuất từ thực vật. Nó chỉ có thể được tìm thấy trong sữa, bao gồm cả sữa mẹ và trong một số sản phẩm sữa. Một nguồn đường rẻ tiền là xi-rô ngô, được sản xuất công nghiệp bằng cách chuyển đổi tinh bột ngô thành đường, chẳng hạn như maltose, fructose và glucose.

Sucrose được sử dụng trong thực phẩm chế biến (ví dụ như bánh quy và bánh ngọt), đôi khi được thêm vào thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn có bán trên thị trường và có thể được mọi người sử dụng làm chất làm ngọt cho thực phẩm (ví dụ bánh mì nướng và ngũ cốc) và đồ uống (ví dụ cà phê và trà). Một người trung bình tiêu thụ khoảng 24 kilôgam (53 lb) đường mỗi năm, hoặc 33,1 kilôgam (73 lb) ở các nước phát triển, tương đương với hơn 260 calo thực phẩm mỗi ngày. Khi tiêu thụ đường tăng lên trong phần sau của thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu bắt đầu kiểm tra xem một chế độ ăn nhiều đường, đặc biệt là đường tinh luyện, có gây hại cho sức khỏe con người hay không. Tiêu thụ quá nhiều đường có liên quan đến sự khởi phát của bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, mất trí nhớ và sâu răng. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng làm rõ những tác động đó, nhưng với kết quả khác nhau, chủ yếu là do khó tìm được quần thể để sử dụng làm đối chứng tiêu thụ ít hoặc không đường. Vào năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị người lớn và trẻ em nên giảm lượng đường tự do xuống dưới 10% và khuyến khích giảm xuống dưới 5% tổng lượng năng lượng của họ


2. Các loại đường

- Đường kính (Granulated sugar)

Đường kính là loại đường được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, Đường được sản xuất theo đường dây công nghiệp, có thành phần 100% từ mía, áp dụng công nghệ loại bỏ chất màu bằng than hoạt tính nên có màu trắng ngà, vị ngọt sâu, dễ tan. 

- Đường bột (Confectioners/Powder/Icing sugar)

Đường bột tên tiếng Anh là icing sugar, còn gọi là đường xay, có màu trắng tinh, mịn, không bị vón cục và có tốc độ hòa tan nhanh hơn so với đường thông thường mà chúng ta sử dụng trong nấu ăn.

- Đường nâu (Brown sugar)

Đường nâu hoàn toàn được làm bằng phương pháp thủ công, thường ở dạng đóng bánh. Loại đường này có màu nâu sẫm do xuất hiện thành phần mật mía hay rỉ đường bao bọc và nhuộm màu bên ngoài. Trên thị trường có 2 loại đường nâu phổ biến: đường nâu tự nhiên và đường nâu thương mại

- Đường phèn

Đường phèn thường được nấu thủ công nhưng rất sạch sẽ, tinh khiết nên cục đường rất trong và đẹp. Người ta làm đường bằng cách đun sôi đường cát trắng, hòa loãng với nước sau đó cho vôi ăn trầu (được hầm từ vỏ sò, ốc, hến) vào để làm chắc đường. Đến khi sôi bỏ trứng gà vào để lọc tạp chất. Sau đó vớt ra và để nguội. Do được tinh chế từ đường trắng, được loại bỏ hết tạp chất nên nó ít ngọt hơn, có vị thanh mát và giải nhiệt tốt hơn.

Loại đường cấu tạo nên thành tế bào nấm là?

- Đường thốt nốt

Đường thốt nốt là đặc sản của vùng Bảy núi An Giang, được chế biến từ nước thốt nốt. Loại nước này được lấy từ hoa thốt nốt, chứ không phải từ nước trong trái thốt nốt. Đường có vị ngọt mát, mùi thơm dễ chịu, giàu vitamin và khoáng chất, dùng để nấu ăn rất ngon, màu sắc, mùi thơm và vị ngọt của đường cũng rất dễ chịu.


3. Ứng dụng của đường

- Đường tạo ra năng lượng cho cơ thể

Đường có tác dụng gì đối với cơ thể con người. Thực tế, đường được biết là nguồn cung cấp năng lượng cho rất nhiều cơ quan trong cơ thể hoạt động. Cụ thể, vai trò của đường là tạo ra nguồn năng lượng cho hoạt động của cơ bắp, não bộ và hệ thần kinh. Ngoài ra, đường cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể con người.

- Tạo ra năng lượng dự phòng cho cơ thể

Ngoài việc tạo ra năng lượng để cơ thể sử dụng ngay, vai trò của đường còn được thể hiện trong việc dự trữ năng lượng cho cơ thể. Glucose có thể được lưu trữ trong gan và cơ dưới dạng glycogen. 

- Cải thiện tâm trạng con người

Vai trò của đường trong cơ thể không phải ai cũng hiểu rõ. Có thể bạn nhận ra rằng mỗi khi cơ thể bổ sung đồ ăn ngọt thì bạn cảm thấy rất dễ chịu. Bởi vì, đường có tác dụng cải thiện tâm trạng rất tốt.

Loại đường cấu tạo nên thành tế bào nấm là? (ảnh 2)

- Vai trò của đường trong cơ thể giúp tiết kiệm Protein

Cơ thể thường có xu hướng đốt cháy carbohydrate để lấy năng lượng thay vì protein hoặc chất béo. Tuy nhiên, khi thiếu đường, cơ thể có thể chuyển sang các nguồn khác để tự cung cấp nhiên liệu.


5. Ảnh hưởng của đường tới sức khỏe 

- Đường gây tăng glucoza trong máu, suy nhược và mệt mỏi

- Đường cản trở chức năng miễn dịch của cơ thể

- Đường làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim

- Ăn nhiều đường dễ gây thiếu chất crôm

- Đường đẩy nhanh quá trình lão hoá

- Đường gây sâu răng

- Đường ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng

- Đường gây stress

icon-date
Xuất bản : 05/04/2022 - Cập nhật : 20/11/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads