logo

Chất nào dưới đây thuộc loại đường đơn?

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Chất nào dưới đây thuộc loại đường đơn? ” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Glucozo là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Chất nào dưới đây thuộc loại đường đơn? 

A. Mantozo.

B. Xenlulozo

C. Tinh bột

D. Glucozo.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Glucozo.

Glucozo thuộc loại đường đơn

Giải thích: 

- Mantozo là đường đôi

- Xenlulozo và tinh bột là đường đa

- Glucozo là đường đơn

→ Chọn ý D


Kiến thức tham khảo về Glucozo


1. Glucozo là gì?

Glucose (còn gọi là dextrose) là một loại monosaccarit với công thức phân tử C6H12O6 và phổ biến nhất. Glucose chủ yếu được tạo ra bởi thực vật và hầu hết các loại tảo trong quá trình quang hợp từ nước và CO2, sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Ở đó, nó được sử dụng để tạo ra cellulose trong thành tế bào và tinh bột. Trong chuyển hóa năng lượng, glucose là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong tất cả các sinh vật để tạo ra năng lượng trong quá trình hô hấp tế bào. Trong thực vật nó được lưu trữ chủ yếu ở dạng cellulose và tinh bột (hỗn hợp gồm thành phần chính là amilose mạch đơn và amylopectin ở dạng mạch phân nhánh), còn ở động vật nó được lưu trữ trong glycogen. Dạng glucose xuất hiện trong tự nhiên là D-glucose, trong khi đó L-glucose được sản xuất tổng hợp với số lượng tương đối nhỏ và có tầm quan trọng thấp hơn.

Dung dịch Glucose 5% là dung dịch đường tiêm tĩnh mạch, nằm trong Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và là loại thuốc quan trọng nhất cần thiết trong hệ thống y tế cơ bản. Tên glucose bắt nguồn từ tiếng Pháp từ tiếng Hy Lạp ('glukos'), có nghĩa là "ngọt" từ rượu chưa lên men, giai đoạn đầu tiên trong quá trình sản xuất rượu vang. Hậu tố " -ose " là một phân loại hóa học, biểu thị nó là một loại đường. Ngoài ra nó còn phân cực

Chất nào dưới đây thuộc loại đường đơn?

2. Glucozo hoạt động như thế nào?

Thông thường, cơ thể chúng ta phải xử lý glucose nhiều lần trong ngày. Cụ thể là mỗi khi ăn, cơ thể sẽ ngay lập tức làm việc và enzyme bắt đầu quá trình phá vỡ glucose. Tuyến tụy sẽ giúp đỡ bằng cách sản xuất hormone insulin - một nhân tố không thể thiếu để đối phó với glucose. Nói cách khác, mỗi khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ điều khiển tuyến tụy tiết ra insulin để giải quyết lượng đường trong máu đang gia tăng.

Tuy nhiên, tuyến tụy của một số người có thể hoạt động sai cách và không thực hiện đúng nhiệm vụ phải làm. Bệnh tiểu đường xảy ra là khi tuyến tụy không sản xuất insulin theo như bình thường. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần sự hỗ trợ từ bên ngoài (ví dụ như tiêm insulin) để xử lý và điều chỉnh lượng glucose trong cơ thể.

Một nguyên nhân khác gây bệnh tiểu đường là tình trạng kháng insulin. Khi đó gan không nhận ra insulin hiện có trong cơ thể và tiếp tục tạo ra thêm lượng glucose không phù hợp. Gan là một cơ quan quan trọng giúp kiểm soát đường, giúp lưu trữ glucose cũng như sản sinh glucose khi cần thiết.

Nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin sẽ làm giải phóng các axit béo tự do từ nơi dự trữ chất béo. Điều này có thể dẫn đến một tình trạng gọi là ketoacidosis. Ketones - chất thải được tạo ra khi gan phân hủy chất béo, có thể gây độc với số lượng lớn.

Chất nào dưới đây thuộc loại đường đơn?  (ảnh 2)

3. Vai trò của Glucozo đối với cơ thể

Glucose là một chất dinh dưỡng có giá trị của con người, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ. Cụ thể glucose:

Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Khi đi vào cơ thể, glucose sẽ chuyển hóa thành năng lượng và các dưỡng chất cần thiết khác. Đặc biệt, đường còn có tác dụng kích thích sản sinh insulin giúp làm giảm cảm giác thèm ăn, hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Đường Glucose khi được hấp thụ vào trong cơ thể sẽ được dự trữ ở gan, trở thành nguồn năng lượng dự trữ dưới dạng glycogen. Chúng sẽ được huy động sử dụng khi cơ thể người bị thiếu hụt năng lượng.


4. Chỉ số glucozo trong máu

Các chỉ số đường huyết bạn cần quan tâm bao gồm:

- Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên

Mẫu máu sẽ được lấy vào một thời điểm ngẫu nhiên. Bất kể bạn ăn lần cuối vào thời điểm nào, mức đường huyết 200mg/dL (11,1 mmol/L) – hoặc cao hơn cho thấy bệnh tiểu đường.

- Chỉ số đường huyết lúc đói

Phương pháp này thường được tiến hành vào buổi sáng sớm, sau khi cơ thể bạn đã nhịn đói khoảng 8 tiếng. Lúc này chỉ số được đánh giá:

+ Dưới 100mg/dL (5,6mmol/L): Bình thường. 

+ Từ 100 – 125 mg/dL (5,6 đến 6,9 mmol / L): tiền tiểu đường. 

+ Cao hơn 126 mg / dL (7 mmol / L): Nếu 2 lần xét nghiệm liên tiếp đều cho kết quả này, có nghĩa rằng bạn bị Đái tháo đường.

- Chỉ số đường huyết sau khi dung nạp Glucose qua đường uống

Sau khi nhịn đói 8 tiếng, bạn sẽ được xét nghiệm máu để đo glucose máu. Bác sĩ cho bạn uống một dung dịch ngọt và tiếp tục kiểm tra glucose máu sau 2 tiếng. Các chỉ số được đánh giá bao gồm:

+ Thấp hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/L): Bình thường. 

+ Từ 140 đến 199 mg / dL (7,8 mmol/L – 11,0 mmol/L): Tiền tiểu đường.

+ Lớn hơn 200 mg/dL (11,1 mmol/L): Đái tháo đường.


5. Biến chứng khi không kiểm soát glucozo trong máu

Nếu nồng độ glucose không được kiểm soát, có thể dẫn đến một loạt hậu quả lâu dài, bao gồm:

- Bệnh thần kinh;

- Bệnh tim;

- Mù lòa;

- Nhiễm trùng da

- Các vấn đề về khớp và tứ chi, đặc biệt là bàn chân;

- Mất nước nghiêm trọng;

- Hôn mê.

Các biến chứng nghiêm trọng hơn liên quan đến bệnh tiểu đường bao gồm:

- Nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA): Tình trạng nồng độ ceton trong máu tăng lên gây nhiễm toan máu (hay còn gọi là acid máu). Có thể dẫn đến hôn mê, bất tỉnh trong một thời gian dài hoặc thậm chí tử vong.;

-Tình trạng tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose máu (HHS): Còn được gọi là tình trạng quá ưu trương do tăng glucose máu. Là một hội chứng của tăng glucose rất cao, gây rối loạn tri giác, tăng thẩm thấu, mất nước tế bào với tỷ lệ tử vong cao.

Chất nào dưới đây thuộc loại đường đơn? (ảnh 3)

- Nếu nồng độ glucose không được kiểm soát biến chứng tim mạch

- Cũng như nhiều rối loạn y tế khác, các vấn đề về glucose sẽ dễ dàng được xử lý trước khi chuyển biến quá nghiêm trọng. Nồng độ glucose máu khỏe mạnh là một yếu tố quan trọng để cơ thể luôn hoạt động tốt. Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ và tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết đối với người bình thường. Tuy nhiên những bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì mức glucose phù hợp. Do đó họ cần tuân thủ liệu trình điều trị và theo dõi chặt chẽ nồng độ glucose hàng ngày để tránh nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022