logo

Chất nào dưới đây thuộc loại đường đa?        

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Chất nào dưới đây thuộc loại đường đa?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 10 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Chất nào dưới đây thuộc loại đường đa?         

A. Mantôzơ

B. Saccarozo

C. Tinh bột

D. Hexôzơ

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Tinh bột

Tinh bột thuộc loại đường đa

Giải thích: 

- Mantôzơ là đường đôi

- Đisaccarit là đường đôi

- Hexôzơ là đường đơn

- Tinh bột là đường đa

→ Chọn ý C


Kiến thức tham khảo về Tinh bột 


1. Tinh bột là gì?

Tinh bột tiếng Hy Lạp là amidon (công thức hóa học: (C6H10O5)n) là một polysacarit carbohydrate chứa hỗn hợp amyloza và amylopectin, tỷ lệ phần trăm amiloza và amilopectin thay đổi tùy thuộc vào từng loại tinh bột, tỷ lệ này thường từ 20:80 đến 30:70. Tinh bột có nguồn gốc từ các loại cây khác nhau có tính chất vật lý và thành phần hóa học khác nhau. Chúng đều là các polyme cacbohydrat phức tạp của glucose (công thức phân tử là C6H12O6). Tinh bột được thực vật tạo ra trong tự nhiên trong các quả, củ như: ngũ cốc. Tinh bột, cùng với protein và chất béo là một thành phần quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của loài người cũng như nhiều loài động vật khác. Ngoài sử dụng làm thực phẩm ra, tinh bột còn được dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, rượu, băng bó xương. Tinh bột được tách ra từ hạt như ngô và lúa mì, từ rễ và củ như sắn, khoai tây, dong là những loại tinh bột chính dùng trong công nghiệp.


2. Thực phẩm, thức ăn tinh bột có tác dụng gì?

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột là nguồn năng lượng quan trọng đối với cơ thể. Tinh bột khi đi vào cơ thể sẽ được phân hủy thành glucose - năng lượng chính của não và cơ bắp.

Bên cạnh đó, đồ ăn tinh bột còn bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B, canxi, sắt, folate,... Ngoài ra, chúng còn cung cấp hàm lượng chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ và ung thư đại tràng, kiểm soát bệnh tiểu đường,... Nếu cắt giảm những thực phẩm giàu tinh bột ra khỏi chế độ ăn trong thời gian dài thì người dùng có thể phải đối diện với những vấn đề về sức khỏe như hôi miệng, mệt mỏi hoặc căng thẳng thần kinh,...


3. Ăn nhiều tinh bột có bị béo phì không?

Vào năm 2015, Ủy ban tư vấn Khoa học về Dinh dưỡng (SACN) của Vương Quốc Anh đã tiến hành đánh giá khoa học và xem xét mối quan hệ giữa carbohydrate và sức khỏe con người. Kết quả, họ không tìm thấy bằng chứng nào chứng minh chế độ ăn nhiều tinh bột có liên quan đến tăng cân.

Tuy nhiên, các chuyên gia lại phát hiện ra rằng, các loại thực phẩm giàu tinh bột khi kết hợp với các thành phần chứa nhiều chất béo như bơ, nước sốt, sốt kem… sẽ khiến chúng có lượng calo nhiều hơn.

Tóm lại, tinh bột không phải là “thủ phạm” của tăng cân mất kiểm soát. Việc bạn dư cân, béo phì là kết quả của việc ăn nhiều calo hơn mức sử dụng của cơ thể. Lượng calo này có thể đến từ bất kỳ nguồn nào: protein, chất béo, carbohydrate, rượu bia…


4. Các loại thực phẩm giàu tinh bột

a. Khoai lang

Khoai lang là một trong những thực phẩm giàu tinh bột nhưng bạn không hề lo lắng bị béo khi ăn chúng thường xuyên. Lý do bởi vì trong thành phần của củ khoai lang có chứa rất nhiều chất xơ, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Nguồn chất xơ này được hình thành giống như mạng lưới gel trong dạ dày, tạo cho bạn cảm giác nhanh no, hạn chế việc nạp thêm nhiều thức ăn khác. Ngoài ra, chất xơ của khoai lang còn giúp ngăn chặn khả năng hấp thụ chất béo cho cơ thể, hỗ trợ sản xuất thêm nhiều vi khuẩn tốt cho đường ruột. Do vậy, ăn khoai lang có tác dụng cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp giảm cân hiệu quả. Thêm vào đó, khoai lang có chứa các loại vitamin A, C và các chất chống oxy hóa giúp chống lão hóa, cải thiện làn da trẻ trung, khỏe khoắn hơn.

Chất nào dưới đây thuộc loại đường đa?        

b. Khoai tây

Khoai tây là một thực phẩm giàu tinh bột, là nguồn cung cấp năng lượng, chất xơ, vitamin B, mangan và kali dồi dào. Theo đó, bạn nên chế biến khoai tây bằng cách luộc, nướng hoặc nghiền, xào, không thêm muối, thêm một chút chất béo hoặc dầu. Còn khoai tây chiên hoặc các loại khoai tây chế biến với nhiều muối và dầu sẽ không tốt cho sức khỏe.

Khi chế biến khoai tây, nên sử dụng ít chất béo hoặc dùng chất béo không bão hòa đa như dầu oliu, dầu hướng dương. Với khoai tây nghiền, nên sử dụng sữa ít béo thay vì sữa nguyên chất hoặc kem. Khi luộc khoai tây, một số chất dinh dưỡng có thể thoát ra ngoài theo nước (đặc biệt là nếu đã gọt vỏ) nên chỉ luộc khoai với lượng nước vừa đủ ngập củ khoai và không luộc quá lâu.

Chất nào dưới đây thuộc loại đường đa? (ảnh 2)

Chú ý bảo quản khoai tây ở nơi mát mẻ, trong bóng râm và khô ráo để khoai không bị mọc mầm. Không nên ăn khoai tây bị xanh, bị hư hỏng hoặc mọc mầm vì chúng có thể chứa các độc tố gây hại.

c. Cơm trắng

Bên cạnh dinh dưỡng chủ yếu được tìm thấy là carb, cơm trắng cũng chứa 1 phần nhỏ các loại vitamin E, D giúp cải thiện sức khỏe sinh sản, chống lão hóa da, hỗ trợ trí nhớ cho não và góp phần duy trì xương chắc khỏe bằng cách chuyển hóa canxi.

Chất nào dưới đây thuộc loại đường đa? (ảnh 3)

Nếu ăn 2 – 3 chén cơm thì bạn đã nạp khoảng 400 – 600 calo, một con số chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình tăng cân của bạn. Tuy nhiên, cơm trắng nếu để lâu sau 6 tiếng thì vi khuẩn Bacillus Cereus sẽ hoạt động và gây hại cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, bạn cần ăn hết ngay trong 5 tiếng đầu hoặc có phương pháp bảo quản hợp lý.

d. Các chế phẩm từ ngũ cốc

Các chế phẩm từ ngũ cốc được làm từ các loại ngũ cốc. Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ, sắt, vitamin B và protein hằng ngày.

Lúa mì, lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen và gạo là những loại ngũ cốc phổ biến, có thể coi như ngũ cốc nguyên hạt. Các sản phẩm bột nguyên cám từ những loại ngũ cốc trên sẽ là lựa chọn tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, ngô, bột sắn cũng là chế phẩm ngũ cốc tốt cho sức khỏe.

Chất nào dưới đây thuộc loại đường đa?        

Còn các loại ngũ cốc được tinh chế với hàm lượng ngũ cốc nguyên hạt thấp, chứa nhiều muối và đường thì không nên sử dụng quá nhiều để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

e. Bánh mì đen

Bánh mì đen là thực phẩm giàu tinh bột tốt cho sức khỏe người dùng mà chúng tôi muốn nói đến tiếp theo. Theo số liệu dinh dưỡng, 100g bánh mì đen có chứa 282 calo trong khi 100g bánh mì trắng chứa 304 calo. Hàm lượng calo tương đối thấp lại chứa chất xơ cao hơn gấp 4 lần bánh mì trắng hỗ trợ bạn giảm cân khi ăn bánh mì đen. Đây là món ăn rất thích hợp vào buổi sáng, cung cấp đầy đủ năng lượng sống, tạo cảm giác no lâu mà không tích tụ mỡ béo, giúp duy trì vóc dáng ổn định.

Chất nào dưới đây thuộc loại đường đa? (ảnh 5)

- Ngoài ra còn rất nhiều thực phẩm giàu tinh bột khác. Tinh bột là một trong những thành phần cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể. Ăn các thực phẩm giàu tinh bột với lượng hợp lý sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể, mang lại một sức khỏe tốt và vóc dáng khỏe mạnh hơn.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022