logo

Liên kết hóa học nào giữa các nhóm (-R) của các amino acid là mạnh nhất?

Trong hóa học, liên kết hóa học là lực, giữ cho các nguyên tử cùng nhau trong các phân tử hay các tinh thể. Sự hình thành các liên kết hóa học giữa các nguyên tố để tạo nên phân tử được hệ thống hóa thành các lý thuyết liên kết hóa học. Vậy liên kết hóa học nào giữa các nhóm (-R) của các amino acid là mạnh nhất? Hãy cùng Toploigiai tìm câu trả lời nhé!


Câu hỏi: Liên kết hóa học nào giữa các nhóm (-R) của các amino acid là mạnh nhất?

A. Liên kết hydrogen.

B. Liên kết ion.

C. Tương tác kị nước.

D. Liên kết peptide.

Đáp án đúng: B. Liên kết ion.


Giải thích giáo viên Toploigiai vì sao chọn đáp án B

Liên kết ion giữa các nhóm (-R) của các amino acid là mạnh nhất. Trong phản ứng hóa học, khi nguyên tử, phân tử thêm hoặc mất bớt electron nó sẽ tạo thành các phần tử mang điện gọi là ion. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo thành hợp chất chứa liên kết ion. 

Liên kết hóa học nào giữa các nhóm (-R) của các amino acid là mạnh nhất?

- Khái niệm về liên kết hóa học

Liên kết hóa học là liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hay trong tinh thể.

Trong nhiều hợp chất đơn giản, thuyết liên kết hóa trị và khái niệm về số ôxi hóa có thể được ứng dụng để tiên đoán rất nhiều cấu trúc của ion.
Một liên kết hóa học có thể được hình dung như là sự cân bằng đa cực giữa các điện tích dương trong hạt nhân và các điện tích âm dao động xung quanh chúng. 
Không chỉ là phản ứng hút và đẩy đơn giản, năng lượng và sự phân bố là đặc trưng cho khả năng một điện tử tạo liên kết với một nguyên tử khác.


- Định nghĩa về Ion và liên kết ion

Khái niệm Ion: Ion (điện tích) là quá trình một nhóm nguyên tử hay nguyên tử tử bị mất hoặc nhận thêm một hay nhiều electron.

Khái niệm liên kết ion: Liên kết ion, hay liên kết điện tích, là một liên kết hóa học có bản chất là lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu. Liên kết ion thường là liên kết giữa các nguyên tử nguyên tố phi kim với các nguyên tử nguyên tố kim loại. Các nguyên tử kim loại có độ âm điện nhỏ, dễ mất electron tạo ra ion dương. (Theo Wikipedia)


- Điều kiện hình thành liên kết Ion

Liên kết ion chỉ được tạo nên lúc có đủ hai điều kiện sau:

Trái phiếu được tạo nên bởi các nguyên tố có tính chất không giống nhau (giữa kim loại và phi kim loại).

Trừ một số trường hợp tiêu biểu, hiệu số độ âm điện giữa hai nguyên tử liên kết ion phải> = 1,7.


- Phân loại Ion

Phân loại ion dương (cation) và ion âm (anion)

Ion được chia làm 2 loại là ion dương cation và ion âm anion. Cụ thể, trong quá trình ion hóa một nguyên tử hay nhóm nguyên tử sẽ nhận thêm hoặc mất bớt đi các electron tạo thành các cation hoặc anion.

Anion là các ion có điện tích âm được hình thành bởi các nguyên tử trung tính. Khi một nguyên tử trong quá trình ion hóa hút một hoặc nhiều electron vào trong nó, các ion được hình thành. Thông thường, các anion được hình thành bởi các nguyên tố phi kim, ví dụ Oxy tạo thành anion -2, Clo tạo thành anion -1,... Do các nguyên tử này có độ âm điện rất lớn, chúng hút các electron và tạo thành các anion.

Cation là các ion mang điện tích dương được hình thành khi các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trung tính mất đi các electron. Khi bỏ các electron, số lượng proton trong hạt nhân cao hơn, do đó nguyên tử được tích điện dương. Các Cation được hình thành từ kim loại tại nhóm S trong bảng tuần hoàn hóa học. Do các Cation các các kích thước điện tích khác nhau tùy thuộc vào số lượng electron mất đi mà hình thành lên các Cation khác nhau như: Ca2+, Al3+,...

>>> Tham khảo: Phân biệt các loại liên kết (liên kết cộng hóa trị không phân cực, phân cực, liên kết ion) theo độ âm điện

icon-date
Xuất bản : 06/10/2022 - Cập nhật : 19/11/2022