logo

Phân biệt các loại liên kết (liên kết cộng hóa trị không phân cực, phân cực, liên kết ion) theo độ âm điện

Câu trả lời chính xác nhất: Độ âm điện của một nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành các liên kết hóa học. Độ âm điện của nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh. Ngược lại, độ âm điện của nguyên tử càng nhỏ thì tính kim loại của nó càng mạnh.

Phân biệt các loại liên kết (liên kết cộng hóa trị không phân cực, phân cực, liên kết ion) theo độ âm điện như sau:

Dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tử, dự đoán loại liên kết:

- 0≤|Δx|<0,4: liên kết cộng hóa trị không phân cực

- 0,4≤|Δx|<1,7: liên kết cộng hóa trị phân cực.

- |Δx|≥1,7: liên kết ion

Để hiểu rõ hơn cách phân biệt các loại liên kết (liên kết cộng hóa trị không phân cực, phân cực, liên kết ion) theo độ âm điện, Toploigiai mời các bạn đọc bài viết sau:


1. Liên kết cộng hóa trị

a. Liên kết cộng hóa trị là gì?

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung. (Viết tắt: LKCHT)

Nói cách khác, liên kết này được hiểu là liên kết giữa hai nguyên tử hay ion trong đó các cặp electron sẽ được chia sẻ với nhau.

Mỗi cặp electron được chia sẻ giữa hai nguyên tử được gọi là cặp liên kết, ngược lại nếu không được chia sẻ sẽ được gọi là cặp đơn độc. Với nhiều phân tử, việc dùng chung electron khiến cho mỗi nguyên tử đạt được cấu hình electron bền vững.

b. Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị

Điều kiện để hình thành liên kết cộng hóa trị: Các nguyên tử giống hoặc gần giống nhau, liên kết với nhau bằng cách dùng chung các electron hóa trị. Ví dụ như: H2, Cl2, N2, H2O,…

c. Phân loại liên kết cộng hóa trị

Liên kết cộng hóa trị có cực: Là liên kết hóa học có cặp electron dùng chung bị hút lệch về phía nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn

Liên kết cộng hóa trị không cực: Là liên kết có cặp electron dùng chung phân bố đối xứng giữa hai hạt nhân nguyên tử.

Liên kết cho – nhận: Là liên kết mà cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp. Nguyên tử đóng góp cặp electron được gọi là nguyên tử cho còn nguyên tử nhận cặp electron được gọi là nguyên tử nhận. Liên kết này được biểu diễn bằng mũi tên “→”, nguyên tử cho ở trước mũi tên còn nguyên tử nhận ở sau mũi tên.

d. Đặc điểm của hợp chất có liên kết cộng hóa trị

Phân tử có liên kết cộng hóa trị có thể tồn tại ở cả 3 thể là rắn, lỏng, khí.

Các chất có cực tan trong dung môi có cực và phần lớn các chất không cực tan được trong dung môi không cực.

Các chất chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực, ở mọi trạng thái đều không dẫn điện.

>>> Tham khảo: Trình bày khái niệm liên kết cho - nhận


2. Liên kết cộng hóa trị có cực

Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành khi các electron dùng chung giữa các nguyên tử không được chia sẻ bằng nhau.

Điều kiện xảy ra: Một bên nguyên tử có độ âm điện cao hơn bên còn lại (sẽ có lực hút mạnh hơn). Chính vì thế, việc chia sẻ các electron không đồng đều.

Đặc điểm: Phân tử nghiêng về phía chứa nguyên tử có độ âm điện thấp hơn, còn phía hơi âm chứa nguyên tử có độ âm điện cao hơn.

Kết quả: Hợp chất cộng hóa trị được hình thành sẽ có một thế tĩnh điện.


4. Liên kết hóa trị không cực

Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo ra khi các nguyên tử chia sẻ các electron là bằng nhau.

Điều kiện xảy ra: Cả hai nguyên tử có lực tương tự hoặc cùng điện từ. Trong đó, các giá trị lực điện tử của chúng càng gần nhau thì sức hút càng mạnh. Điều này cùng xảy ra trong các phân tử khí (diatomic).


5. Liên kết ion

phân biệt các loại liên kết (liên kết cộng hóa trị không phân cực, phân cực, liên kết ion) theo độ âm điện
Liên kết ion (Nguồn: Internet)

a. Sự tạo thành liên kết ion

Khái niệm: Trong một phản ứng hóa học, nếu một nguyên tử hoặc phân tử tăng hoặc giảm electron thì nó sẽ trở thành các ion. Các ion trái dấu sẽ hút nhau bằng lực hút tĩnh điện và tạo thành các hợp chất có chứa liên kết ion.

b. Điều kiện để hình thành liên kết ion:

- Liên kết ion được hình thành giữa các nguyên tố có tính chất khác nhau (phi kim điển hình và kim loại điển hình).

- Sự chênh lệch độ âm điện giữa 2 nguyên tử liên kết (hiệu độ âm điện) được quy ước ≥ 1,7 là liên kết ion ngoại trừ một số trường hợp.

>>> Tham khảo: Khái niệm về tương tác liên kết Van der Waals ảnh hưởng tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất


6. Mối liên hệ giữa liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion

Vậy mối quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị không cực và liên kết ion như thế nào?

Trong phân tử, nếu cặp electron chung ở giữa 2 nguyên tử ta có liên kết cộng hoá trị không cực.

Trong phân tử, nếu cặp electron chung lệch về 1 phía của nguyên tử có độ âm điện lớn hơn, đó là liên kết cộng hoá trị có cực.

Trong phân tử, nếu cặp electron chung lệch hẳn về 1 nguyên tử, ta sẽ có liên kết ion.

Như vậy, liên kết ion được coi là trường hợp riêng đặc biệt của liên kết cộng hóa trị.


7. Độ âm điện là gì?

Độ âm điện của một nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành các liên kết hóa học.

Độ âm điện của nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh. Ngược lại, độ âm điện của nguyên tử càng nhỏ thì tính kim loại của nó càng mạnh.

Thang đo độ âm điện của nguyên tử nguyên tố hóa học thường được sử dụng được thiết lập theo nhà hóa học Pau-linh vào năm 1932.


8. Sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tố

- Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi về tính chất của các nguyên tố.

- Độ âm điện của một nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh và ngược lại.

- Trong chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân giá trị độ âm điện tăng dần.

-Trong nhóm A theo chiều tăng dần của diện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện giảm dần.

- Sự biến đổi giá trị độ âm điện và tính kim loại, tính phi kim phù hợp với nhau.

- Độ âm điện của một nguyên tố càng lớn thì tính phi kim càng mạnh, tính kim loại càng giảm và ngược lại.


9. Phân biệt các loại liên kết (liên kết cộng hóa trị không phân cực, phân cực, liên kết ion) theo độ âm điện

Phân biệt các loại liên kết (liên kết cộng hóa trị không phân cực, phân cực, liên kết ion) theo độ âm điện như sau:

Dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tử, dự đoán loại liên kết:

- 0≤|Δx|<0,4: liên kết cộng hóa trị không phân cực

- 0,4≤|Δx|<1,7: liên kết cộng hóa trị phân cực.

- |Δx|≥1,7: liên kết ion

----------------------------------

Như vậy, Toploigiai đã giải đáp câu hỏi Phân biệt các loại liên kết (liên kết cộng hóa trị không phân cực, phân cực, liên kết ion) theo độ âm điện, và cung cấp thêm kiến thức về các liên kết trong phân tử, độ âm điện. Hi vọng các bạn có những kiến thức bổ ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tập tốt.

icon-date
Xuất bản : 29/09/2022 - Cập nhật : 29/09/2022