logo

Liên hệ mở rộng bài thơ Viếng lăng Bác

Liên hệ mở rộng bài thơ Viếng lăng Bác với một số tác phẩm khác cùng chủ đề, đề tài sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn. Mời các em học sinh cùng tham khảo!


1. Liên hệ mở rộng bài Viếng lăng Bác với Sáng tháng năm (Tố Hữu)


Mẫu số 1

      Khi phân tích chủ đề bài thơ: Viếng lăng Bác có thể liên hệ với các bài thơ cùng đề tài chủ đề viết về Bác như Sáng tháng năm (Tố Hữu). Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác khi nhà thơ trực tiếp đặt chân vào lăng, được ngắm nhìn di ảnh của Người. Cảm xúc trào dâng đến không nói thành lời, xúc động, đau xót trước sự mất mát quá lớn của dân tộc nên tuôn trào thành những dòng nước mắt “Mai về miền Nam thương trào nước mắt…khôn nguôi”. Sáng tháng năm được sáng tác năm 1951 tại chiến khu Việt Bắc, khi Tố Hữu được gặp Bác trong dịp làm công tác tuyên truyền.Tố Hữu tập trung miêu tả vẻ đẹp của Bác nhất là đôi mắt nhân từ, hiền hậu, tư thế ung dung và tầm vóc của Người trước non sông, gấm vóc…Vì sáng tác ở hai thời điểm khác nhau nên cảm hứng, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ cũng khác nhau.


Mẫu số 2

       Khi xem xét đề tài bài thơ "Viếng lăng Bác", có thể liên hệ với những bài thơ khác cùng chủ đề viết về Bác, như "Sáng tháng năm" của Tố Hữu. "Viếng lăng Bác" được sáng tác khi nhà thơ đặt chân vào lăng và ngắm nhìn di ảnh của Người. Cảm xúc đau xót, xúc động trước sự mất mát quá lớn của dân tộc khiến nhà thơ không thể nói thành lời và trào dâng thành những dòng nước mắt: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt... khôn nguôi". Trong khi đó, "Sáng tháng năm" được sáng tác năm 1951 tại chiến khu Việt Bắc, khi Tố Hữu được gặp Bác trong dịp làm công tác tuyên truyền. Nhà thơ Tố Hữu tập trung miêu tả vẻ đẹp của Bác, đặc biệt là đôi mắt nhân từ, hiền hậu, tư thế ung dung và tầm vóc của Người trước non sông, gấm vóc... Do được sáng tác ở hai thời điểm khác nhau, cảm hứng và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ cũng có sự khác biệt.


2. Liên hệ mở rộng bài Viếng lăng Bác với Bác ơi


Mẫu số 1

      Phân tích tâm trạng đau đớn, xót xa của nhà thơ khi chứng kiến nỗi đau quá lớn của dân tộc trong những câu thơ “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim” có thể liên hệ với những câu thơ trong bài thơ Bác ơi của Tố Hữu “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/ Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…”. Nhà thơ Viễn Phương và Tố Hữu đau xót trước sự ra đi của Bác - cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc Việt Nam, tổn thất mà không có gì bù đắp được. Thông qua những dòng thơ chúng ta đều có thể cảm nhận được tình cảm của mỗi tác giả gửi gắm qua tác phẩm.

      Khi phân tích khát vọng được ở mãi bên lăng để canh giữ giấc ngủ cho người “Muốn làm con chim ca hát quanh lăng…chốn này” có thể liên hệ đến các câu thơ trong bài thơ Bác ơi của Tố hữu như: “Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi/ Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn” để thấy được sự đồng điệu trong tư tưởng, khát vọng được cống hiến của mỗi nhà thơ.


Mẫu số 2

      Nhà thơ trong bài thơ "Viếng lăng Bác" biểu lộ tâm trạng đau đớn, xót xa khi chứng kiến nỗi đau quá lớn của dân tộc qua những câu thơ như "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim". Tương tự, trong bài thơ "Bác ơi" của Tố Hữu, các câu thơ như "Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/ Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa" cũng biểu lộ tâm trạng đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác - nỗi đau chung của cả dân tộc Việt Nam, một tổn thất mà không có gì có thể bù đắp được. Những dòng thơ này cho thấy tình cảm sâu sắc của từng tác giả truyền tải qua tác phẩm của mình.

      Tác giả bày tỏ khát vọng được ở bên lăng Bác để canh giữ giấc ngủ cho Người qua câu thơ "Muốn làm con chim ca hát quanh lăng... chốn này". Các câu thơ trong bài "Bác ơi" của Tố Hữu, như "Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi/ Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn", cũng thể hiện sự đồng điệu trong tư tưởng, khát vọng cống hiến của từng nhà thơ. Chính những câu thơ này đã thể hiện tình yêu, tình trung thành và lòng tận tụy của những người con của dân tộc Việt Nam dành cho Bác.


3. Liên hệ mở rộng bài Viếng lăng Bác với Nắng Ba Đình


Mẫu số 1

      Ở phần viết kết bài khi phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” có thể liên hệ với những câu thơ trong bài thơ Nắng Ba Đình của Trần Phan Hách “Nắng reo trên lễ đài/ Có bàn tay Bác vẫy”... để thấy được trong tâm tư, tình cảm của mỗi nhà thơ Bác vẫn còn đây, chưa hề ra đi. Người vẫn còn sống mãi với non sông, đất nước, và trong tâm tư của mỗi con dân đất Việt. Thể thơ tám chữ, giọng điệu ngân nga, sâu lắng các tác giả đã truyền vào lòng người đọc niềm kính yêu vô hạn đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Để rồi khép lại bài thơ nhưng âm vang của nó còn vang vọng mãi.


Mẫu số 2

      Khi viết phần kết bài khi phân tích bài thơ "Viếng lăng Bác", chúng ta có thể liên hệ đến những câu thơ trong bài "Nắng Ba Đình" của Trần Phan Hách, như "Nắng reo trên lễ đài/ Có bàn tay Bác vẫy" để thấy rằng tâm tư, tình cảm của mỗi nhà thơ đối với Bác vẫn còn đây, không hề ra đi. Bác vẫn sống mãi với non sông, đất nước và trong tâm tư của mỗi người dân Việt Nam. Thể thơ tám chữ, giọng điệu ngân nga, sâu lắng của các tác giả đã truyền tải niềm kính yêu vô hạn đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam vào lòng người đọc. Và dù bài thơ đã kết thúc, âm vang của nó vẫn còn vang vọng mãi trong tâm hồn của chúng ta.


Liên hệ mở rộng bài thơ Viếng lăng Bác


Mẫu số 1

      Viễn Phương là nhà thơ có mặt sớm trên mặt trận kháng chiến chống Pháp, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông sáng tác nhiều và đặc biệt thành công ở mảng thơ trữ tình cách mạng. Viếng lăng Bác là một bài thơ hay và vô cùng xúc động của nhà thơ. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh khi ông được dịp ra Bắc công tác, trực tiếp thăm lăng Bác, trong lòng vô cùng xúc động, bồi hồi và cảm xúc trào dâng muốn ở mãi bên lăng để canh giữ giấc ngủ cho Người. 

Liên hệ mở rộng bài thơ Viếng lăng Bác

      Ở khổ thơ đầu tiên nhà thơ xưng “con” ra “thăm” chứ không phải “viếng”. Con là cách xưng hô gần gũi, chân thành, với Viễn Phương và toàn thể dân tộc Việt Nam Bác Hồ như vị cha già. Từ “thăm” gợi cảm giác thân mật giống như người đi xa lâu ngày trở về để thăm nhau, gặp gỡ nhau và trò chuyện nhau. Nó khác hẳn với nghĩa của từ “viếng”: viếng thường gợi không khí trang trọng, lịch sự, thường dành cho những người đã khuất. Vì thế sử dụng từ “thăm” sẽ làm giảm nhẹ sự thương tiếc, mất mát trước sự ra đi của vị cha già của dân tộc.

      Đặt chân vào trong lăng, trước thi hài của Người, nhà thơ không khỏi xót xa, đau đớn. Có một sự thật mà không ai muốn nhắc đến chính là Bác đã mãi mãi ra đi, rời xa dân tộc. Đau đớn lắm! xót xa lắm! dù “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim” dù Sự nghiệp cách mạng của Bác, lý tưởng của Người vẫn được mọi thế hệ dân tộc Việt Nam tiếp tục thực hiện nhưng sự thật vẫn là sự thật: Dân tộc Việt Nam đã mất đi một vị lãnh tụ vĩ đại. Cảm giác đau đớn, bất lực được thể hiện trực tiếp qua động từ “đau nhói”.

      Cũng diễn tả tình cảm đau đớn và xót xa này nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Bác ơi cũng có những vần thơ xúc động “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/ Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…”. Nhà thơ Viễn Phương và Tố Hữu đau xót trước sự ra đi của Bác - cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc Việt Nam, tổn thất mà không có gì bù đắp được. Thông qua những dòng thơ chúng ta đều có thể cảm nhận được tình cảm của mỗi tác giả gửi gắm qua tác phẩm.

Liên hệ mở rộng bài thơ Viếng lăng Bác

      Ngày mai phải rời xa lăng Bác về miền Nam ruột thịt, thương nhớ khôn nguôi nhà thơ khao khát được “Muốn làm con chim ca hát quanh lăng… chốn này” Mong ước được làm một nhành hoa để toả hương thơm quanh lăng; được làm một con chim để cất tiếng hót làm reo vui chốn này; được làm cây tre trung hiếu canh giữ cho Người giấc ngủ ngon. Điệp từ “muốn làm” xuất hiện liên tục ở đầu dòng thơ nhấn mạnh những mong ước chân thành mà giản dị của nhà thơ. Cùng chung khát vọng này Tố Hữu cũng có những vần thơ đầy xúc động: “Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi/ Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn” đó đều là những khát vọng được cống hiến của mỗi nhà thơ cho nhân dân và cho cuộc đời.

      “Viếng lăng Bác” một bài thơ thật chân thành, giản dị đã diễn tả những mong ước đẹp đẽ của nhà thơ cũng là của tất cả con dân đất Việt. Mỗi chúng ta đều tự hào vì có Bác - một vị lãnh tụ vĩ đại với phẩm chất tốt đẹp- trọn đời cống hiến cho đất nước, dân tộc.


Mẫu số 2

      Viễn Phương là một nhà thơ có đóng góp lớn vào văn học cách mạng Việt Nam, ông được biết đến với những tác phẩm thơ trữ tình cách mạng đầy cảm xúc. Ông đã tham gia vào mặt trận kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, được trưởng thành trong những năm chiến tranh đầy khốc liệt.

      Bài thơ "Viếng lăng Bác" là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Viễn Phương. Bài thơ được viết trong bối cảnh ông được dịp công tác tại Bắc Việt Nam và thăm lăng Bác Hồ. Nhà thơ đã diễn tả những cảm xúc của mình trong bài thơ một cách chân thành và xúc động, mong muốn được ở lại bên lăng Bác để canh giữ giấc ngủ cho Người.

      Trong bài thơ, Viễn Phương cũng diễn tả những mong ước của mình muốn trở thành một con chim hay một nhành hoa để toả hương thơm quanh lăng Bác, giúp Người có giấc ngủ ngon và tạo ra một không gian yên bình, tươi đẹp. Những mong ước đó cũng tượng trưng cho khát khao của mỗi người Việt Nam, khát khao được sống trong một đất nước đầy hòa bình và phát triển.

      "Viếng lăng Bác" là một bài thơ giản dị nhưng rất chân thành, nó truyền tải đến độc giả sự tôn kính và tình yêu vô hạn đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bài thơ cũng là một lời tri ân sâu sắc đến Bác Hồ, người đã dành trọn đời để cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn viết Liên hệ mở rộng bài Viếng lăng bác. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 21/03/2023 - Cập nhật : 13/07/2023