logo

Soạn Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mỹ

Hướng dẫn Soạn Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mỹ ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mỹ

Lý thuyết Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mỹ

Sơ đồ tư duy Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mỹ

Mở đầu trang 8 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Đến giữa thế kỉ XVI, nền quân chủ châu Âu đối mặt với nhiều thách thức: sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa; nhu cầu khẳng định vị thế chính trị của giai cấp tư sản; những tư tưởng tự do của trào lưu Khai sáng. Trong bối cảnh đó, cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã nổ ra ở Nê-đéc-lan. Sau Nê-đéc-lan, cách mạng diễn ra ở Anh, Mỹ, Pháp trong các thế kỉ XVII - XVIII. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc cách mạng? Đặc điểm và ý nghĩa của các cuộc cách mạng đó là gì?

Trả lời:

* Cách mạng tư sản Anh

- Nguyên nhân:

+Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

+ Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến ngày càng gay gắt.

=> Tháng 8/1642, vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng bùng nổ.

- Ý nghĩa: mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển nhanh chóng.

- Đặc điểm:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới.

+ Hình thức: nội chiến

+ Thể chế chính trị sau cách mạng: quân chủ lập hiến

* Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

- Nguyên nhân:

+Thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc nhằm kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, khiến quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa ngày càng căng thẳng.

+ Nguyên nhân trực tiếp:sự kiện chè Bô-xtơn.

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ.

+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

- Đặc điểm:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô.

+ Hình thức: chiến tranh giải phóng.

+ Thể chế chính trị sau cách mạng: cộng hòa tổng thống

* Cách mạng tư sản Pháp:

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân sâu xa: những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII.

+ Nguyên nhân trực tiếp:Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp.

+ Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.

+ Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.

- Đặc điểm:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản

+ Hình thức: nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

Câu hỏi trang 9 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Xác định trên lược đồ 1.1 địa điểm diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Anh.

Trả lời:

Xác định địa điểm diễn ra cách mạng tư sản Anh

Chỗ khoanh đỏ là nơi diễn ra cuộc Cách mạng tư sản Anh.

Soạn Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mỹ

Câu hỏi trang 9 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài và tư liệu 1.2, em hãy trình bày nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh

Trả lời:

* Nguyên nhân kinh tế

- Đến thế kỉ XV – XVI, nền kinh tế Anh chuyển sang thời kì phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

* Nguyên nhân xã hội: xã hội Anh có những biến động to lớn.

- Nông dân mất đất, nghèo khổ kéo ra thành thị làm thuê, bất bình với nhà nước phong kiến.

- Số đông chủ đất chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản

- Tầng lớp quý tộc mới ra đời, có thế lực lớn về kinh tế, giữ vai trò quan trọng ở Nghị viện, muốn giành quyền lợi về chính trị.

* Nguyên nhân chính trị

- Truyền thống chính trị thỏa hiệp giữa vua và Nghị viện từ thế kỉ XIII không được duy trì. Nền cai trị chuyên chế đó đã tạo ra những bất ổn về chính trị.

- Mâu thuẫn giữa vua và Nghị viện sâu sắc 

=> ngày 04/01/1642, Sác-lơ I bắt giữ một số đối thủ chính trị. 

=> Tháng 8/1642, Vua Sác-lơ I tuyên chiến với Nghị viện, cách mạng bùng nổ.

Câu hỏi trang 10 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Cách mạng tư sản Anh đã đạt được những kết quả gì? Theo em, sự khác biệt cơ bản giữa hình thức quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến là gì?

Trả lời:

- Kết quả của cách mạng tư sản Anh:

+ Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ;

+ Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

- Điểm khác biệt cơ bản giữa hình thức quân chủ lập hiến và quân chủ chuyên chế:

- Sự khác biệt cơ bản giữa hình thức quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến là:

+ Quân chủ chuyên chế: Nhà vua nắm mọi quyền hành, quyền lực của nhà vua không bị hạn chế.

+ Quân chủ lập hiến: quyền lực của quốc vương bị hạn chế, vai trò của Nghị viện được thừa nhận.

Câu hỏi trang 10 Lịch Sử 8

Câu hỏi : Nêu những nét chính về ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Anh.

Trả lời:

Ý nghĩa, tính chất, đặc điểm của cách mạng tư sản Anh

- Ý nghĩa: Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở nước Anh

- Tính chất:

+ Cách mạng Anh mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để, do: lực lượng phong kiến chưa bị xóa bỏ hoàn toàn (vẫn duy trì ngôi vua và thế lực của quý tộc mới,…); thành quả cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó.

- Đặc điểm:

+ Cách mạng diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc mới.

+ Là cuộc cách mạng không triệt để.

+ Diễn ra dưới hình thức tôn giáo

Câu hỏi trang 10 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Xác định trên lược đồ 1.1 địa điểm diễn ra cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Trả lời:

Xác định trên lược đồ 1.1 địa điểm diễn ra cuộc Chiến tranh giành độc lập

Câu hỏi trang 10 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Tại sao nhân dân thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ quyết định tiến hành cuộc chiến tranh giành độc lập? Theo em, xung đột quan trọng nhất giữa đế quốc Anh và nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ là gì?

Trả lời:

- Nguyên nhân thúc đẩy nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ tiến hành chiến tranh giành độc lập:

+ Nguyên nhân sâu xa:thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc nhằm hạn chế sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, khiến quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa ngày càng căng thẳng.

+ Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 16/12/1773, một nhóm người Bắc Mỹ tấn công các tàu chở chè của Anh tại cảng Bô-xtơn. Nghị viện Anh lập tức ra lệnh đóng cửa cảng Bô-xtơn và ban hành thêm các đạo luật ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa.

* Theo em, xung đột quan trọng nhất giữa đế quốc Anh và nhân dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là: thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc, xâm phạm đến quyền tự do của nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. 

Câu hỏi trang 12 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã đạt được những kết quả gì? Trình bày ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của cuộc chiến tranh.

Trả lời:

- Kết quả:

- Cuộc chiến kết thúc, nhân dân 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mĩ giành được độc lập.

- Những đạo luật cản trở sự phát triển của nền kinh tế được xóa bỏ

- Một quốc gia mới ra đời: Hợp chủng quốc Mỹ. 

- Năm 1789, G.Washington đắc cử, trở thành Tổng thống 

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mỹ

+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa khắp nơi trên thế giới

- Tính chất:

+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để do: không thủ tiêu được chế độ nô lệ; thành quả cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó.

- Đặc điểm:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô

+ Hình thức: chiến tranh giải phóng dân tộc

Câu hỏi trang 12 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Dựa vào tư liệu 1.8 và thông tin trong bài, em hãy xác định các nguyên nhân dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp. Theo em, Cách mạng tư sản Pháp cần phải giải quyết những vấn đề gì?

Trả lời:

* Các nguyên nhân dẫn đến cách mạng tư sản Pháp:

- Nguyên nhân sâu xa: Cuối thế kỉ XVIII, đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng ở Pháp có nhiều chuyển biến quan trọng:

+ Chính trị: Pháp vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lu-i XVI. Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.

+ Kinh tế: nông nghiệp lạc hậu, mất mùa thường xuyên diễn ra; công - thương nghiệp phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng bị chính sách thuế của nhà vua kìm hãm.

+ Xã hội: trật tự ba đẳng cấp ngày càng khoét sâu mâu thuẫn trong xã hội. Đẳng cấp thứ ba bất bình với chính sách của vua và hai đẳng cấp trên.

+ Tư tưởng: trào lưu Triết học Ánh sáng được sự đón nhận rộng rãi trong xã hội, thúc đẩy người dân đứng lên làm cách mạng.

- Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế cũ và đặt thuế mới, nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.

* Những vấn đề mà cách mạng tư sản Pháp cần giải quyết:

- Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.

- Xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng.

- Đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.

- Thống nhất thị trường dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

* Theo em, Cách mạng tư sản Pháp cần giải quyết những vấn đề: mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 với vua và hai đẳng cấp còn lại, lật đổ chế độ phong kiến.

Câu hỏi trang 14 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Em hãy trình bày kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm của Cách mạng tư sản Pháp

Trả lời:

* Kết quả

- Cuộc cách mạng tư sản Pháp đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập nền cộng hòa.

- Khẳng định quyền tự do dân chủ của công dân

- Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển 

* Ý nghĩa

- Đối với thế giới:

Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở những nước Âu – Mĩ.

Ảnh hưởng đến nhiều nước để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu Âu.

- Đối với Pháp:

Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩ tư bản phát triển

Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.

- Tính chất: cách mạng tư sản

- Đặc điểm:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản

+ Hình thức: nội chiến và chiến tranh bảo vệ tổ quốc

Câu hỏi trang 14 Lịch Sử 8

Câu hỏi: Theo Lênin (V.I. Lênin): “Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng”. Em có đồng ý với nhận xét này không? Tại sao?

Trả lời:

Đồng ý với nhận xét của V.I. Lênin: “Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng”. Vì:

Cuộc cách mạng tư sản Pháp không chỉ tạo ra những thay đổi trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu Âu, cụ thể là:

+ Nhiệm vụ dân tộc: Thống nhất lãnh thổ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, qua đó để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa; đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.

+ Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.

- Thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp không chỉ đưa đến những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu Âu (nói riêng) và nhân loại (nói chung). Ví dụ như:

+ Những tư tưởng tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới, làm cho thế kỉ XVIII đi vào lịch sử với tên gọi “thế kỉ Ánh sáng”.

+ Cổ vũ phong trào đấu tranh chống phong kiến ở các nước châu Âu; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng ở các nước,…

Luyện tập - Vận dụng

Câu 1. Hoàn thành nội dung của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Mỹ, Pháp theo mẫu dưới đây:

Trả lời:

Nội dung

Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVIII

Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Cách mạng tư sản  Pháp cuối thế kỉ XVIII

Nguyên nhân bùng nổ

- Xung đột gay gắt giữa tư sản và quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế.

- Khó khăn tài chính của đất nước.

- Xung đột nghiêm trọng giữa các thuộc địa với chính quyền đô hộ.

- Chính sách thuế bất hợp lý của thực dân Anh.

- Các mâu thuẫn về kinh tế, chính trị và xã hội trong chế độ phong kiến Pháp.

- Tình trạng khủng hoảng tài chính của quốc gia.

Kết quả chính

- Cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến và mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Cuộc cách mạng giải phóng Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, dẫn đến việc thành lập một quốc gia tư sản mới.

- ách mạng đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
 

- Cuộc cách mạng lật đổ nền quân chủ chuyên chế và thủ tiêu tàn dư phong kiến, đồng thời mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Cách mạng đã giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Đặc điểm

- Cuộc cách mạng được lãnh đạo bởi tầng lớp quý tộc mới và tư sản.

- Cách mạng diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến và thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Cuộc cách mạng được lãnh đạo bởi tầng lớp chủ nô và tư sản.

- Cách mạng diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng và thiết lập chế độ cộng hòa tổng thống.

Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế bảo vệ Tổ quốc.
Tính chất Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để.

Câu 2. Tìm kiếm thông tin từ internet, hãy liệt kê một số quốc gia hiện nay theo thể chế quân chủ lập hiến

Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1 trang 8, 9,...15

Trả lời

Nhật Bản: Nhật Bản có một thể chế quân chủ lập hiến, trong đó Nhật Hoàng là người đại diện cho quyền lực của nhà nước và thực hiện các chức năng như ký kết các hiệp ước và đề nghị các luật pháp.

Thái Lan: Thái Lan có một thể chế quân chủ lập hiến, trong đó nhà vua là người đại diện cho quyền lực nhà nước và thực hiện các chức năng như ký kết các hiệp ước và đề nghị các luật pháp.

Anh: Anh có một thể chế quân chủ lập hiến, trong đó Nữ hoàng là người đại diện cho quyền lực của nhà nước và thực hiện các chức năng như ký kết các hiệp ước và đề nghị các luật pháp.

Thụy Điển: Thụy Điển có một thể chế quân chủ lập hiến, trong đó Nhà vua là người đại diện cho quyền lực nhà nước và thực hiện các chức năng như ký kết các hiệp ước và đề nghị các luật pháp.

Hà Lan: Hà Lan có một thể chế quân chủ lập hiến, trong đó Nữ hoàng là người đại diện cho quyền lực của nhà nước và thực hiện các chức năng như ký kết các hiệp ước và đề nghị các luật pháp.

Đan Mạch: Đan Mạch có một thể chế quân chủ lập hiến, trong đó Nhà vua là người đại diện cho quyền lực nhà nước và thực hiện các chức năng như ký kết các hiệp ước và đề nghị các luật pháp.

Bỉ: Bỉ có một thể chế quân chủ lập hiến, trong đó Vua là người đại diện cho quyền lực nhà nước và thực hiện các chức năng như ký kết các hiệp ước và đề nghị các luật pháp.

Câu 3. Dựa vào những thông tin sưu tầm từ sách, báo, internet, hãy viết tiểu sử (khoảng 10 dòng) của các nhân vật lịch sử sau: G. Oa-sinh-tơn, T. Giép-phép-xơn, M. Rô-be-spie.

Trả lời:

Tiểu sử về G. Oa-sinh-tơn

Tổng thống George Washington sinh ngày 22/2/1732 và mất ngày 14/12/1799. Vai trò của Washington cực kỳ quan trọng đối với nền độc lập của Hoa Kỳ. Ông là người đã lãnh đạo các bang của Mỹ giành thắng lợi trong cuộc cách mạng Mỹ với Anh, đưa Mỹ trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền riêng, không còn là thuộc địa của Anh như trước. Sau khi Hoa Kỳ giành được độc lập, ông Washington được Quốc hội Hoa Kỳ chọn làm tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ mới thành lập và ông đã giữ chức vụ này trong 2 nhiệm kỳ. Trong thời gian cầm quyền, George Washington đã thực hiện nhiều chính sách như cải thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng lãnh thổ,… Ông thành lập trường đại học quốc gia nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tìm địa điểm đặt thủ đô mới của đất nước để đặt trụ sở chính của liên hiệp không phụ thuộc vào chính phủ của bất kỳ quốc gia nào. Tổng thống Washington cũng đề cao tư tưởng dân tộc chủ nghĩa để giải quyết các xung đột cục bộ. Ông đã trở thành biểu tượng của các phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới và cho đến ngày nay, Tổng thống Washington vẫn luôn được các sử gia ca ngợi và xếp ông là một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất mà nước Mỹ từng chứng kiến.

Dựa vào những thông tin sưu tầm từ sách, báo, internet, hãy viết tiểu sử (khoảng 10 dòng) của các nhân vật lịch sử sau: G. Oa-sinh-tơn, T. Giép-phép-xơn, M. Rô-be-spie
Tổng thống George Washington

Tiểu sử về M. Rô-be-spie

Maximilien Marie Isidore de Robespierre (6 tháng 5 năm 1758 - 28 tháng 7 năm 1794) là một trong những nhà lãnh đạo của Cách mạng Pháp năm 1789. Maximilien Robespierre sinh ra ở Arras, Pháp trong một gia đình người Anh. Gia đình anh đến Carvin từ Picardy vào đầu thế kỷ 17. Cha ông kết hôn với mẹ ông, Jacqueline Marguerite Carrault, con gái một nhà sản xuất bia, vào năm 1758. Mẹ ông mất khi ông mới 6 tuổi và cha ông qua đời năm 1777, khi ông 19 tuổi. Ông theo học trường trung học ở Arras khi mới 8 tuổi, và năm 1769 nhận được học bổng vào Lycée Louis-le-Grand ở Paris. Ở đó, ông đã tìm hiểu về nền cộng hòa La Mã và tham gia hùng biện, điều này đã ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị sau này của ông. Khi tốt nghiệp, anh ấy đã nhận được giải thưởng đặc biệt trị giá 600-Livre cho mười hai năm học tập gương mẫu và hạnh kiểm cá nhân tốt. Robespierre là Jacobin điều hành các chính sách. Sau đó, nhiều người tố cáo Robespierre là một kẻ độc tài, khát máu, mị dân, nhưng cũng có người coi ông là một người có lý tưởng, có tầm nhìn xa, một nhà yêu nước với mục tiêu dân chủ. Vào lúc 2 giờ sáng ngày 28 tháng 7 năm 1794, Robespierre bị bắt và anh ta bị chặt đầu vào buổi sáng hôm đó cùng với 21 chiến binh của mình mà không cần xét xử. Nhân dân Pháp tôn ông là “bạn của dân nghèo”, “nhà lãnh đạo không thể mua chuộc”.

Tiểu sử về T. Giép-phép-xơn

Thomas Jefferson (13 tháng 4 năm 1743 - 4 tháng 7 năm 1826) là một chính khách, nhà ngoại giao, luật sư, kiến trúc sư và triết gia người Mỹ. Ông là một trong những người sáng lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và là tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ (nhiệm kỳ 1801-1809). Jefferson đã thành lập Đảng Dân chủ-Cộng hòa của Hoa Kỳ và là một triết gia chính trị có ảnh hưởng, một trong những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành nhất của thời hiện đại. Ông sinh ngày 13 tháng 4 năm 1743 tại Shadwell, Virginia, khi đó là vùng biên giới hoang vu, trong một gia đình kỹ sư người Anh. Khi còn nhỏ, ông học ở quê nhà, sau đó theo học trường Cao đẳng William & Mary (1760 - 1762). Năm 23 tuổi, ông trở thành luật sư. Bảy năm sau, ông nghỉ hành nghề với một tài sản kha khá và có ác cảm sâu sắc với nghề luật, và sống cuộc sống của một quý tộc ở một quốc gia độc lập. Ông được bổ nhiệm làm thành viên của Hạ viện Virginia, và khi các vấn đề thuộc địa nảy sinh, ông đã đóng một vai trò ngày càng tích cực trong phong trào độc lập. Các khuyến nghị của Jefferson cho phái đoàn Virginia tại Quốc hội Lục địa đã được xuất bản trong một cuốn sách nhỏ có tựa đề "Một cái nhìn sơ lược về các quyền của Hoa Kỳ". Jefferson qua đời vào ngày 4 tháng 7 năm 1826, tại Monticello, gần Charlottesville, trong một ngôi nhà mà ông đã xây dựng, cùng ngày với John Adams, ở tuổi 83. Trên một bia mộ mà ông đã chọn trước, ông viết: "Đây là trận chung kết" nơi an nghỉ của Thomas Jefferson, tác giả Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Đạo luật Tự do Tôn giáo Virginia, và là cha đẻ của Đại học Virginia".

>>> Xem toàn bộ: Soạn Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu và Bắc Mỹ trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 01/03/2023 - Cập nhật : 14/03/2024