logo

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 3: Lạm phát (trang 16, 21)

Hướng dẫn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 3: Lạm phát trang 16, 21 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 3: Lạm phát

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 3: Lạm phát

Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 3: Lạm phát

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 3: Lạm phát (trang 16, 21)

1. Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau? Vì sao?

a. Giá cả một vài hàng hoá tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.

b. Trong thời kì lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kệm sẽ bị thiệt.

c. Lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.

d. Lạm phát luôn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

Trả lời:

a. Không tán thành vì: lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của các hàng hóa trong nền kinh tế chứ không phải chỉ một vài hàng hóa.

b. Tán thành vì: số tiền tiếp kiệm sẽ không gia tăng nhanh bằng lạm phát, tiền bị mất giá.

c. Tán thành vì mức giá chung của nền kinh tế tăng, vẫn là từng ấy tiền nhưng mua được ít hàng hóa dịch vụ hơn, làm tiền của quốc gia bị lạm phát mất giá so với những quốc gia ổn định.

d. Không tán thành vì lạm phát ở mức độ vừa phải sẽ kích thích kinh doanh phát triển. Do đó không phải lạm phát nào cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế.


2. Em hãy cho biết những biến động sau đây có thể làm cho lạm phát tăng hay không. Vì sao?

a. Hoạt động xuất khẩu tăng mạnh.

b. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu nhập khẩu trong khi giá của chúng đang tăng cao.

c. Giá xăng tăng cao.

Trả lời:

a. Không làm tăng lạm phát vì xuất khẩu tăng chứng tỏ đất nước phát triển ổn định.

b. Làm tăng lạm phát vì chi phí tăng.

c. Làm tăng lạm phát vì xăng là hàng hóa thiết yếu, là chi phí của nhiều mặt hàng, xăng tăng kéo theo các mặt hàng khác tăng theo => tăng lạm phát.


3. Em hãy thể hiện thái độ của mình đối với hành vi của chủ thể ở các trường hợp dưới đây trong việc chấp hành chủ trương, chính sách nhà nước về lạm phát.

a. Ngân hàng Y muốn duy trì mức lãi suất huy động vốn thấp trong khi Chính phủ đang chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

b. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, Uỷ ban nhân dân huyện C phát động phong trào tiết kiệm, thắt chặt chỉ tiêu công của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước.

c. Giá cả hàng hoá tiêu dùng tăng cao, thành phố H tăng cường kiểm soát giá và sử dụng hiệu quả mạng lưới phân phối của các siêu thị để bình ổn giá.

Trả lời:

a. Ngân hàng Y đang không tuân thủ quy định của Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Do đó, ngân hàng Y cần tăng lạm phát.

b. Hành động của UBND huyện C là đang góp phần thực hiện kiềm chế lạm phát.

c. Thành hố H đang thực hiện tốt chủ trương, chính sách của nhà nước về lạm phát thông qua hong trào tiết kiệm, thắt chặt chỉ tiêu công của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước. Điều này sẽ làm giảm bớt cung tiền => Hạn chế lạm phát. 

Vận dụng


Em hãy viết bài chia sẻ cách chi tiêu hợp lí khi lạm phát tăng cao.

>>> Xem trả lời

>>> Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn soạn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 3: Lạm phát trang 16, 21 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 18/03/2023 - Cập nhật : 21/07/2023