logo

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường (trang 6, 9)

Hướng dẫn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường trang 6, 9 ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới.

Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Sơ đồ tư duy Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Luyện tập


1. Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến sau đây? Vì sao?

a. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa những người cùng bán một loại hàng hoá nào đó.

b. Muốn cạnh tranh thành công, điều quan trọng là phải làm cho đối thủ của mình suy yếu.

c. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi có kinh tế thị trường phát triển.

d. Muốn cạnh tranh lành mạnh, cần phải tôn trọng đối thủ.

Trả lời:

a. Không đồng tình vì: cạnh tranh còn diễn ra giữa những người bán nhiều loại mặt hàng với nhau, từ đó họ lựa chọn một mặt hàng mà họ cảm thấy mình vượt trội hơn cả để đầu tư.

b. Không đồng tình vì đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, muốn thành công thì mình phải tạo ưu thế vượt trội, tạo điểm khác biệt cho sản phẩm của mình chứ không phải làm suy yếu đối thủ.

c. Không đồng tình vì cạnh tranh có trong thị trường, ở đâu có hoạt động mua bán, sản xuất kinh doanh, trao đổi hàng hóa là ở đó có cạnh tranh.

d. Đồng tình vì cạnh tranh lành mạnh cần hợp tác và cạnh tranh với đối thủ, tôn trọng đối thủ, từ đó mới tạo một ưu thế vượt trội của mình so với đối thủ để tồn tại và phát triển.

Soạn Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường (trang 6, 9)

2. Em hãy nhận xét hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp trong những trường hợp sau:

a. Khi quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp A luôn đưa ra thông tin khuếch đại ưu điểm sản phẩm của mình so với các sản phẩm cũng loại của doanh nghiệp khác, đang bán trên thị trường.

b. Do có tiềm năng về tài chính, doanh nghiệp Z quyết định bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn nhiều so với giá thị tường đề loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.

c. Doanh nghiệp D tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y — đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

d. Công ty K luôn quan tâm đến việc tạo sự thân thiện, tin tưởng của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với quan tâm chăm sóc, ưu đãi khách hàng.

>>> Xem trả lời


3. Em hãy cho biết cạnh tranh có vai trò như thế nào trong các trường hợp sau đây:

a. Tổng công ty May G đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến nhất để cạnh tranh với các thương hiệu may nổi tiếng trên thế giới.

b. Tập đoàn X tung ra thị trường sản phẩm điện thoại mới có tính năng nổi trội so với các sản phẩm cạnh tranh đang bán trên thị trường.

>>> Xem trả lời


4. Giải đáp thắc mắc

a. Chị Y là công nhân làm việc tại công ty N. Công ty luôn đưa ra cơ chế khuyến khích các nhân viên cạnh tranh với nhau trong công việc như: thưởng theo số lượng và chất lượng sản phẩm của mỗi công nhân trong các xưởng sản xuất hay thưởng theo doanh số bán hàng của nhân viên ở phòng kinh doanh. Chị  Y thấy băn khoăn vì cho rằng điều này dễ gây ra những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến họat động của đoanh nghiệp.

Em hãy giải đáp băn khoăn của chị Y.

b. Từ khi lên làm trưởng phòng tổ chức ở công ty M, ông H đã nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với công ty để đề xuất mức lương, thưởng cao hơn hẳn cho những nhân viên có nhiêu đóng góp cho công ty M.

Theo em, vì sao công ty M cần có mức lương, thưởng cho các nhân viên có nhiều đóng góp cho công ty cao hơn so với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh?

Trả lời:

a. Việc cạnh tranh trong công việc là hết sức cần thiết, điều này tạo động lực để mỗi nhân viên cố gắng làm việc sao cho đạt hiệu quả cao để mang về lợi nhuận cao nhất. Tất nhiên, việc cạnh tranh đó sẽ có tính 2 mặt, sẽ dẫn tới việc các nhân viên sẽ cạnh tranh không lành mạnh. Vì thế, công ty cần quy định rõ ràng trong các nội quy, quy chế minh bạch để không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

b.  Công ty M cần có mức lương, thưởng cho các nhân viên có nhiều đóng góp cho công ty cao hơn so với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh là để thu hút nhân viên làm việc và cống hiến cho công ty M. Bởi lương, thưởng chính là mục tiêu làm việc của mỗi cá nhân, khi công ty có chính ách khích lệ, đãi ngộ, động viên nhân viên thì nhân viên sẽcống hiến hết mình cho công ty M.

Vận dụng


Câu hỏi: Em hãy viết một kịch bản và cùng các bạn đóng vai phê phán một hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Em rút ra bài học gì từ hành vi cạnh tranh này?

>>> Xem trả lời

>>> Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn soạn Soạn Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường trang 6, 9 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 18/03/2023 - Cập nhật : 21/07/2023