logo

Trả lời câu hỏi KHTN 8 Cánh diều Bài 16 (trang 82, 84)

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi KHTN 8 Cánh diều Bài 16: Áp suất (trang 82, 84) ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới

Bài 16: Áp suất

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 16: Áp suất


1. Khi láng sân xi măng, vữa trên sân chưa khô hẳn, nếu đi trực tiếp trên đó thì sẽ để lại các vết chân lún sâu. Để tránh hỏng mặt sân, người ta thường đặt những tấm ván trên mặt sân để đi trên đó. Vì sao người ta lại làm như vậy?

Trả lời:

Người ta làm như vậy để làm giảm áp suất của người tác dụng lên mặt sân xi măng sẽ làm giảm được độ lún trên bề mặt xi măng khi người đi qua.


2. Nêu một số ví dụ về áp lực trong thực tế.

Trả lời:

Một số ví dụ về áp lực trong thực tế:

- Trọng lực của ô tô tác dụng lên mặt đường.

- Lực ép của đinh khi đóng vào tường.

- Trọng lực cơ thể khi bước đi trên sàn.


3. Ở hình 16.1, lực nào sau đây không phải là áp lực? Vì sao?

a) Lực do người tác dụng lên xe kéo.

b) Lực do xe kéo tác dụng lên mặt đất.

c) Lực do các thùng hàng tác dụng lên xe kéo.

KHTN 8 Cánh diều Bài 16

Trả lời:

a) Lực do người tác dụng lên xe kéo - không phải áp lực, lực do người tác dụng vào xe là lực đẩy

b) Lực do xe kéo tác dụng lên mặt đất - là áp lực vì lực của xe kéo tác dụng lên mặt đường chính là trọng lực của máy kéo, có phương vuông góc với mặt bị ép là mặt đường trong trường hợp này.

c) Lực do các thùng hàng tác dụng lên xe kéo - không phải áp lực vì lực do các thùng hàng tác dụng lên xe kéo là trọng lực 


4. Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép phụ thuộc vào yếu tố nào?

Trả lời:

Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép phụ thuộc vào bản chất vật ép và diện tích mặt bị ép.


5. So sánh áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở hình 16.2a với 16.2b và 16.2c.

KHTN 8 Cánh diều Bài 16

Trả lời:

- Áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở hình 16.2a nhỏ hơn ở hình 16.2b.

- Áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp ở hình 16.2a nhỏ hơn ở hình 16.2c.


6. 


a) Vì sao các mũi đinh đều được làm nhọn (hình 16.4a)?


b) Vì sao phần lưỡi dao thường được mài mỏng (hình 16.4b)? Vì sao khi thái thức ăn, nhiều khi ta cần tăng lực tác dụng lên dao?


c) Vì sao khi làm phẳng nền nhà lát vữa xi măng, người thợ lại cần dùng giày đế phẳng và rộng (hình 16.4c)?

KHTN 8 Cánh diều Bài 16

Trả lời:

a, Mũi đinh đều được làm nhọn để làm giảm diện tích tiếp xúc nên tăng áp suất, nên dễ dàng đâm xuyên qua vật.

b, Phần lưỡi dao càng mỏng thì sẽ giảm được diện tích tiếp xúc khi cắt đồ vật, nhờ đó mà chỉ cần tác dụng một lực nhỏ cũng tạo ra một áp suất lớn nên dễ dàng có thể cắt, chặt. 

c, Giày đế phẳng sẽ giảm áp lực lên bê mặt nền, rộng thì diện tích bị ép sẽ lớn dẫn đén áp suất thấp như vậy nền xi măng sẽ không bị lún

>>> Xem toàn bộ: Soạn KHTN 8 Cánh Diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi KHTN 8 Cánh Diều Bài 16: Áp suất trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/02/2023 - Cập nhật : 12/08/2023