logo

Trả lời câu hỏi KHTN 8 Cánh diều Bài 15 (trang 77, 81)

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi KHTN 8 Cánh diều Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó (trang 77, 81) ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới

Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó


1. Kéo một xô nước từ giếng lên. Vì sao khi xô nước còn chìm trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nó đã được kéo lên khỏi mặt nước?

Trả lời:

Khi xô nước còn chìm trong nước ta thấy nhẹ hơn khi đã được kéo lên khỏi mặt nước bởi vì khi nó chìm trong nước đã có một lực nào đó đã đỡ xô nước. Nhờ vào đó mà ta thấy xô nước trong nước nhẹ khi kéo lên.


2. Nêu ví dụ về lực đẩy Acsimet trong thực tế.

Trả lời:

Một số ví dụ về lực đẩy Acsimet trong thực tế:

– Khi ở trên mặt nước và đang bơi thì cơ thể con người có thể sẽ nổi lên.

– Nhấc hòn đá chìm ở trong nước sẽ thấy nhẹ hơn hòn đá ở ngoài không khí.

– Lực đẩy giúp tàu thuyền có thể nổi trên mặt nước.


3. Trong trường hợp nào sau đây, nhấn vật xuống đáy bể nước dễ dàng hơn?

+ Nhấn một chai nhựa rỗng có thể tích 500 ml được nút kín.

+ Nhấn một chai nhựa rỗng có thể tích 5l được nút kín.

Trả lời:

Theo công thức: FA = d.V, ta thấy lực đẩy tỉ lệ thuận với thể tích. Do đó thể tích càng lớn thì lực đẩy cũng sẽ tăng. 

Bên cạnh đó: d = m/V, do đó thể tích càng lớn thì khối lượng riêng của vật càng nhỏ.

=> Từ những giả thuyết trên, ta có 5l = 5000ml > 500ml nên khi nhấn một chai nhựa rỗng có thể tích 500 ml được nút kín sẽ dễ dàng hơn nhấn một chai nhựa rỗng có thể tích 5l được nút kín.


4. Vì sao một khúc gỗ lớn nổi được trong nước trong khi một viên bi thép nhỏ hơn nhiều lại bị chìm?

Trả lời:

Một khúc gỗ lớn nổi được trong nước trong khi một viên bi thép nhỏ hơn nhiều lại bị chìm. Bởi vì khúc gỗ lớn có trọng lượng nhỏ hơn lực đẩy Acsimet của nước tác dụng lên. Còn trọng lượng của viên bi thép lớn hơn lực đẩy Acsimet của nước tác dụng lên nên nó chìm.


5. Thả một miếng đất nặn vào nước thì bị chìm, hình 15.7a. Vì sao cũng số lượng đất nặn ấy được nặn thành vật như hình 15.7b thì lại nổi trên nước?

KHTN 8 Cánh diều Bài 15

Trả lời:

Thả một miếng đất nặn vào nước thì chìm bởi vì khối lượng riêng của miếng đất nặng sẽ lớn hơn khối lượng riêng của nước. Còn khi nặn miếng đất nặn thành vật thì bên trong vật sẽ chứa cả không khí. Từ đó, khối lượng riêng trung bình của vật sẽ nhỏ hơn khối lượng riêng của nước nên nó nổi lên mặt nước.


6. Chứng minh rằng khi thả một khối đặc trong chất lỏng thì:

+ Vật chìm xuống nếu trọng lượng riêng của nó lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.

+ Vật nổi lên nếu trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.

Trả lời:

Ta có, trọng lượng của vật được tính bằng: P = dvật.V và FA = dlỏng.V

- Vật sẽ chìm xuống trong chất lỏng khi P > FA ⇒ dvật.V > dlỏng.V ⇒ dvật > dlỏng

- Vật sẽ nổi lên trên mặt chất lỏng khi P < FA ⇒dvật.V<dlỏng.V⇒dvật<dlỏng

>>> Xem toàn bộ: Soạn KHTN 8 Cánh Diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi KHTN 8 Cánh Diều Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Click vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/02/2023 - Cập nhật : 12/08/2023