logo

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 11: Oxide

Hướng dẫn Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 11: Oxide ngắn gọn, hay nhất theo chương trình Sách mới

Bài 11: Oxide

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 11: Oxide

Soạn KHTN 8 Cánh diều Bài 11: Oxide

Mở đầu trang 59 Bài 11 KHTN lớp 8: Thạch anh, đá khô, hồng ngọc đều do các oxide tạo nên. Vậy oxide là gì? Oxide có những tính chất hoá học như thế nào?

Trả lời:

- Oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.

- Tính chất hoá học của oxide:

+ Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

Câu hỏi 1 trang 59 KHTN lớp 8: Trong các chất sau đây, chất nào là oxide: Na2SO4, P2O5, CaCO3, SO2?

Trả lời:

Vậy các oxide trong dãy là: P2O5, SO2.

Luyện tập 1 trang 59 KHTN lớp 8: Viết các phương trình hoá học xảy ra giữa oxygen và các đơn chất để tạo ra các oxide sau: SO2, CuO, CO2, Na2O.

Trả lời:

Các phương trình hoá học xảy ra (có điều kiện phản ứng là nhiệt độ):

S + O2→SO2 

2Cu + O2 →2CuO

C + O2 →CO2

4Na + O2 →2Na2O.

Câu hỏi 2 trang 60 KHTN lớp 8: Các oxide sau đây thuộc những loại oxide nào (oxide base, oxide acid, oxide lưỡng tính, oxide trung tính): Na2O, Al2O3, SO3, N2O.

Trả lời:

oxide base: Na2O

oxide acid: SO3

oxide lưỡng tính: Al2O3

oxide trung tính: Na2O

Luyện tập 2 trang 60 KHTN lớp 8: Viết phương trình hoá học giữa các cặp chất sau:

a) H2SO4 với MgO.

b) H2SO4 với CuO.

c) HCl với Fe2O3.

Trả lời:

Các phương trình hoá học xảy ra:

a) H2SO4 + MgO → MgSO4 + H2O

b) H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O

c) 6HCl + Fe2O3 → 2FeCl3 + 3H2O.

Thực hành 1 trang 60 KHTN lớp 8: 

Chuẩn bị

● Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt.

● Hoá chất: CuO, dung dịch HCl loãng.

Tiến hành

● Lấy một lượng nhỏ CuO cho vào ống nghiệm, cho tiếp vào ống nghiệm khoảng 1 – 2 ml dung dịch HCl, lắc nhẹ.

● Mô tả các hiện tượng xảy ra.

● Dấu hiệu nào chứng tỏ có xảy ra phản ứng hoá học giữa CuO và dung dịch HCl?

Trả lời:

- Hiện tượng: CuO tan dần, thu được dung dịch có màu xanh.

- Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra: CuO tan dần, dung dịch sau phản ứng có màu xanh.

Thực hành 2 trang 61 KHTN lớp 8:

Chuẩn bị

● Dụng cụ: Bình tam giác (loại 100 ml), ống thuỷ tinh, ống nối cao su.

● Hoá chất: Dung dịch nước vôi trong, CO2 (được điều chế từ bình tạo khí CO2).

Tiến hành

● Cho vào bình tam giác khoảng 30 ml nước vôi trong, dẫn khí CO2 từ từ vào dung dịch, khi dung dịch vẩn đục thì dừng lại.

● Mô tả hiện tượng xảy ra, giải thích.

Trả lời:

- Hiện tượng: Xuất hiện chất không tan trong nước (chất kết tủa) màu trắng.

- Giải thích: CO2 đã phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 tạo ra CaCO3 kết tủa theo phương trình hoá học sau:

    CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.  

Luyện tập 3 trang 61 KHTN lớp 8: Viết các phương trình hoá học xảy ra khi cho dung dịch KOH phản ứng với các chất sau: SO2, CO2 và SO3.

Trả lời:

2KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

2KOH + SO3 → K2SO4 + H2O.

>>> Xem toàn bộ: Soạn KHTN 8 Cánh Diều

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Trả lời câu hỏi KHTN 8 Cánh Diều Bài 11: Oxide trong bộ SGK Cánh Diều theo chương trình sách mới. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 27/02/2023 - Cập nhật : 28/03/2024