logo

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 31: Hệ sinh thái

Hướng dẫn Giải Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 31: Hệ sinh thái ngắn gọn, hay nhất. Tuyển tập lời giải Sinh 8 VNEN bài 31 bám sát nội dung sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 8 VNEN.

Sau đây, chúng ta cùng đến với nội dung bài học nhé:


A. Hoạt động khởi động

1. Quan sát và liệt kê các loài có trong hình 31.1

- Liệt kê các nhân tố vô sinh của môi trường ảnh hưởng tới các loài đó và mô tả sự ảnh hưởng.

- Hệ sinh thái là gì?

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 31: Hệ sinh thái

2. Em hãy đề xuất sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật trên có thể như thế nào? Con người có những biện pháp gì để bảo tồn sự đa dạng sinh học của vùng biển nói trên?

Bài làm:

1. 

- các loài sinh vật: cỏ, chim, bướm, sen, vịt, cá, tôm, chai, vi khuẩn, động vật phù du, sinh vật trong đất

- các nhân tố vô sinh: nước, ánh sáng, đất bùn, nhiệt độ, khí hậu,...

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh)

2. mối quan hệ:

thực vật nổi --> động vật nổi , chân kiếm --> tôm biển --> chim cánh cụt, hải cẩu, cá, cá voi --> con người

- Biện pháp: cấm săn bắt và buôn bán trái phép các động vật biển (đặc biệt là cá voi)


B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Thế nào là một hệ sinh thái?

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 31: Hệ sinh thái (ảnh 2)

Quan sát hình 31.2 và cho biết:

- Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng

- Lá và cành cây mục là thức ăn của những sinh vật nào?

- Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?

- Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?

- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điểu gì sẽ xảy ra đối với các loài động? Tại sao?

Bài làm:

- Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng:

   + Thành phần vô sinh: đất, nước, ánh sáng,…

   + Thành phần hữu sinh: nấm, động vật, thực vật,…

- Lá và cành cây mục là thức ăn của các sinh vật phân giải: vi khuẩn giun đất, nấm,…

- Cây rừng có ý nghĩa quan trọng việc cung cấp nơi ở, thức ăn, oxi,… cho động vật rừng.

- Động vật ăn thực vật, phán tán hạt phấn, thụ phấn và bón phân cho thực vật.

- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì động vật sẽ mất nơi ở, thiếu nguồn thức ăn, khí hậu thay đổi,… dẫn đến số lượng động vật giảm.

2. Chuỗi thức ăn

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 31: Hệ sinh thái (ảnh 3)

Quan sát hình 31.3 và thực hiện các bài tập sau:

- Thức ăn của chuột là gì? Động vật nào ăn thịt chuột? Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống của chuỗi thức ăn sau:

(Thức ăn của chuột) → Chuột → (Động vật ăn thịt chuột)

- Tương tự hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống của chuỗi thức ăn sau:

…….. → Bọ ngựa → ……..

…….. → Sâu → ……..

…….. → ……. → ……..

- Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn?

- Hãy điền tiếp các từ phù hợp vào những chỗ trống trong câu sau: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là sinh vật tiêu thụ mắt xích …… vừa là sinh vật bị mắt xích …… tiêu thụ.

Bài làm:

- Thức ăn của chuột là sâu ăn lá cây. Động vật ăn thịt chuột là rắn.

Sâu ăn lá cây → Chuột → Rắn

- Sâu ăn lá cây → Bọ ngựa → Rắn

Lá cây → Sâu → Chuột

Chuột → Cầy → Đại bàng

- Mỗi loài sinh vật là một mắt xích tiêu thụ mắt xích đứng trước và bị mắt xích đứng sau tiêu thụ.

- Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ

3. Lưới thức ăn

Quan sát hình 50.2 và thực hiện các yêu cầu sau:

- Cho biết sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn nào.

- Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.

Bài làm:

- Sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn:

Cây gỗ → Sâu ăn lá cây → Chuột → Rắn

Cây cỏ → Sâu ăn lá cây → Bọ ngựa Cầy → Đại bàng

Cây cỏ → Sâu ăn lá cây → Bọ ngựa Rắn

- Sắp xếp:

   + Sinh vật sản xuất: cây gỗ, cây cỏ.

   + Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu ăn lá cây, chuột, hươu.

   + Sinh vật tiêu thụ bậc 2: bọ ngựa, rắn, cầy.

   + Sinh vật tiêu thụ bậc 3: rắn, đại bàng, hổ.

   + Sinh vật phân giải: nấm, địa y, vi sinh vật, giun đất.


C. Hoạt động luyện tập

1. Tìm hiểu thành phần hệ sinh thái và chuỗi thức ăn

Chuẩn bị dung cụ và quan sát thiên nhiên nơi em ở để xác định các thành phần của hệ sinh thái.

Bài làm:

các em có thể liệt kê các thành phần của hệ sinh thái

- nhân tố vô sinh

- nhân tố hữu sinh

+ sinh vật sản xuất

+ sinh vật tiêu thụ

+ sinh vật phân giải

=> đưa ra được mối quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật

2. Trả lời câu hỏi

a, Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái.

b, Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái rắn, cháu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một số gợi ý về thức ăn như sau:

  • Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, chầu cháu.

  • Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu.

  • Rán ăn ếch nhái, châu chấu.

  • Gà ăn cây cỏ và châu chấu.

  • Cáo ăn thịt gà.

... (Dựa vào kiến thức đã biết trong các lớp trước và trong thực tế, em hãy đưa ra thêm về quan hệ thức ăn có thể có của các loài còn lại và vẽ toàn bộ một lưới thức ăn).

Bài làm:

a, Ví dụ hệ sinh thái nước đứng ở một ao, gồm có các thành phần chính

  • Sinh vật sản xuất: rong, bèo, cây thủy sinh, tảo hiển vi.

  • Sinh vật tiêu thụ cấp 1: cá nhỏ ăn rong, bèo. tôm, động vật nổi, tép, cua

  • Sinh vật tiêu thụ cấp 2: cá to, vừa.

  • Sinh vật tiêu thụ cấp 3: cá lớn.

  • Sinh vật phản giải: vi sinh vật.

b,

 Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 31: Hệ sinh thái (ảnh 4)


D. Hoạt động vận dụng

- Em và các bạn hãy vẽ tranh tuyên truyền và đề xuất các biện pháp để bảo vệ sự căn bằng sinh thái

- Em cùng nhóm bạn tìm hiểu thành phần của một hệ sinh thái nơi em và các bạn sinh sống.

- Báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm em ở lớp hoặc trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ khoa học của trường.

Bài làm:

 - Để bảo vệ tốt hệ sinh thái cần:

      + Tránh chặt phá cây, trồng nhiều cây xanh xung quanh môi trường sống

      + Phải xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường

      + Tránh bắt, giết các loài sinh vật quá nhiều phá vỡ cân bằng hệ sinh thái

      + Tuyên truyền, vận động mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường sống


E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

- Tập thuyết trình về tác động của con người với hệ sinh thái tự nhiên. 

- Hãy tìm đọc trong báo, sách, internet về "Dấu chân sinh thái" và viết báo cáo, chia sẻ với thầy cô cùng bạn bè.

Bài làm:

- Thuyết trình nên có các nội dung cơ bản:

+ tác động tốt

+ tác động xấu

+ Biện pháp giữ sự ổn định của hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021