logo

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 29: Quần thể sinh vật

Hướng dẫn Giải Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 29: Quần thể sinh vật ngắn gọn, hay nhất. Tuyển tập lời giải Sinh 8 VNEN bài 29 bám sát nội dung sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 8 VNEN.

Sau đây, chúng ta cùng đến với nội dung bài học nhé:


A. Hoạt động khởi động

1. Em hãy quan sát và cho biết điểm chung của 4 bức tranh dưới đây là gì.

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 29: Quần thể sinh vật

2. Dựa vào kiến thức bài trước, em hãy cho biết trong 4 bức tranh trên, các cá thể sinh vật cùng loài trong mỗi bức tranh có những mối quan hệ gì với nhau.

Bài làm:

1. Điểm chung của 4 bức tranh hình 29.1 là: đều là tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một không gian nhất định

2. Các cá thể cùng loài trong mỗi bức tranh vừa có quan hệ hỗ trợ vừa có quan hệ cạnh tranh


B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Quần thể sinh vật là gì?

 Hãy đánh dấu vào ô trống trong bảng 29.1 những ví dụ về quần thể sinh vật và tập hợp các cá thể không phải là quần thể sinh vật.

Ví dụ Quần thể sinh vật Không phải quần thể sinh vật
Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.    
Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.    
Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung một ao.    
Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.    
Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào số lượng thức ăn trên cánh đồng.    
Những cây ăn quả trong một khu vườn    
Bài làm:
Ví dụ Quần thể sinh vật Không phải quần thể sinh vật
Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.   X
Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. X  
Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung một ao.   X
Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.   X
Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào số lượng thức ăn trên cánh đồng. X  
Những cây ăn quả trong một khu vườn   X
2. Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

a, Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật là gì?

- Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa như thế nào với quần thể sinh vật?

- Tỉ lệ giới tính của quần thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

b, Thành phần nhóm tuổi

- Em hãy thảo luận với các bạn để mô tả ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi (hoàn thành bảng 29.3).

STT Các nhóm tuổi ý nghĩa sinh thái
1 nhóm tuổi trước sinh sản  
2 nhóm tuổi sinh sản  
3 nhóm tuổi sau sinh sản  

Em hãy quan sát 3 dạng tháp tuổi ở hình 29.2 và cho biết đặc điểm của mỗi dạng tháp tuổi .

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 29: Quần thể sinh vật (ảnh 2)

STT Dạng tháp Hình
1 tháp ổn định  
2 tháp phát triển  
3 tháp giảm sút  

c, Mật độ quần thể

- Mật độ quần thể là gì? Lấy ví dụ

- Mật độ quần thể có ý nghĩa như thế nào với quần thể sinh vật?

- Mật độ quần thể thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Bài làm:

a, Tỉ lệ giới tính

- Là tỉ lệ giữa cá thể đực/ cá thể cái

- Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự tử vong không đều giữa cá thể đực và cái

- Nó cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể

b, Thành phần nhóm tuổi

STT Các nhóm tuổi ý nghĩa sinh thái
1 nhóm tuổi trước sinh sản có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
2 nhóm tuổi sinh sản khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể
3 nhóm tuổi sau sinh sản không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể

Bảng 29.2

STT Dạng tháp Hình
1 tháp ổn định B
2 tháp phát triển A
3 tháp giảm sút C

c, Mật độ quần thể

- Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích

- Mật độ thay đổi theo mùa, theo năm, phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật

3. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thế sinh vật

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Khi tiết trời ấm áp và độ ẩm không khí cao (ví dụ, ví dụ vào các tháng mùa mưa trong năm) số lượng muỗi nhiều hay ít?

- Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô?

- Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm?

- Hãy cho 2 ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể.

Bài làm:

- Khi tiết trời ấm áp và độ ẩm không khí cao (ví dụ, ví dụ vào các tháng mùa mưa trong năm) muỗi sinh sản nhanh số lượng muỗi nhiều.

- Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.

- Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào những tháng có lúa chín.

- Ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể.

   + Số lượng sâu giảm khi số lượng chim sâu tăng.

   + Số lượng thỏ giảm khi rừng bị cháy.

4. Quần thể người

Trong những đặc điểm dưới đây (bảng 29.4), những đặc điểm nào có ở quần thể người, ở quần thể sinh vật khác?

Đặc điểm Quần thể người  Quần thể sinh vật 
Giới tính    
Lứa tuổi    
Mật độ    
Sinh sản    
Tử vong    
Pháp luật    
Kinh tế    
Hôn nhân    
Giáo dục    
Văn hóa    

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 29: Quần thể sinh vật (ảnh 3)

Hãy cho biết trong ba dạng tháp trên, dạng tháp nào có các biểu hiện ở bảng 29.5

Biểu hiện Dạng tháp a Dạng tháp b Dạng tháp c
Nước có tỉ lệ trẻ em sinh ra hằng năm nhiều      
Nước có tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi cao (tuổi thọ trung bình thấp)      
Nước có tỉ lệ tăng trưởng dân số cao      
Nước có tỉ lệ người già nhiều      
Dạng tháp dân số trẻ (dạng tháp phát triển)      
Dạng tháp dân số già (dạng tháp ổn định)      

 - Em hãy cho biết thế nào là một nước có dạng tháp dân số trẻ và nước có dạng tháp dân già.

- Theo em, tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến những trường hợp nào trong những trường hợp sau?

a) Thiếu nơi ở

b) Thiếu lương thực

c) Thiếu trường học, bệnh viện

d) Ô nhiễm môi trường

e) Chặt phá rừng

f) Chậm phá triển kinh tế

g) Tắc nghẽn giao thông

h) Năng suất lao động tăng

Bài làm:
Đặc điểm Quần thể người  Quần thể sinh vật 
Giới tính   X
Lứa tuổi X X
Mật độ X X
Sinh sản X X
Tử vong X X
Pháp luật X  
Kinh tế X  
Hôn nhân X  
Giáo dục X  
Văn hóa X  

Bảng 29.5

Biểu hiện Dạng tháp a Dạng tháp b Dạng tháp c
Nước có tỉ lệ trẻ em sinh ra hằng năm nhiều x x  
Nước có tỉ lệ tử vong ở người trẻ tuổi cao (tuổi thọ trung bình thấp) x    
Nước có tỉ lệ tăng trưởng dân số cao x x  
Nước có tỉ lệ người già nhiều     x
Dạng tháp dân số trẻ (dạng tháp phát triển) x x  
Dạng tháp dân số già (dạng tháp ổn định)     x

- Dạng tháp dân số trẻ: là tháp có đáy rộng, cạnh tháp xiên, đỉnh tháp nhọn, tuổi thọ trung bình thấp.

- Dạng tháp dân số già: là tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, tuổi thọ trung bình cao

- Tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến những trường hợp: a, b, c, d, e, f, g.


C. Hoạt động luyện tập

1. Khoanh tròn vào chữ cái trước ví dụ là quần thể sinh vật.

A. Các con voi sống trong vườn bách thú.

B. các cá thể tôm sú sống trong đầm.

C. Một bầy voi sống trong rừng rậm châu Phi.

D. các cá thể chim trong rừng.

E. tập hợp người VN định cư ở thành phố của Đức.

G. tập hợp cá chép sống trong ao.

H. rừng dừa Bình Định.

Bài làm:

1. Quần thể là: 

B. các cá thể tôm sú sống trong đầm.

C. Một bầy voi sống trong rừng rậm châu Phi.

E. tập hợp người VN định cư ở thành phố của Đức.

G. tập hợp cá chép sống trong ao.

2. Từ bảng số lượng cá thể của ba loài sau, hãy vẽ hình tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét hình tháp đó thuộc dạng hình tháp gì.

LOÀI SINH VẬT NHÓM TUỔI TRƯỚC SINH SẢN NHÓM TUỔI SINH SẢN NHÓM TUỔI SAU SINH SẢN
Chuột đồng 50 con/ha 48 con/ha 10 con/ha
Chim trĩ 75 con/ha 25 con/ha 5 con/ha
Nai 15 con/ha 50 con/ha 5 con/ha

Bài làm:

Hình tháp tuổi của từng loài thuộc hình tháp:

  - Hình tháp của chuột đồng có dạng ổn định.

  - Hình tháp của chim trĩ có dạng phát triển.

  - Hình tháp của nai có dạng giảm sút.

3. Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?

4. Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?

Bài làm:

3. Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng:

  • Mật độ quần thể không cố định mà thường thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.

  • Khi nơi ở rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào, khí hậu thuận lợi, quần thể phát triển mạnh, số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh.

  • Khi số lượng cá thể trong quần thể quá cao, dẫn đến nơi ở chật trội, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, quần thể tự điều chỉnh bằng cách giảm tỉ lệ sinh. Mặt khác khi số lượng cá thể trong quần thể cao, các sản phẩm thừa và sản phẩm bài tiết nhiều làm ô nhiễm môi trường sống, quần thể phát sinh bệnh tật, nhiều cá thể chết. Mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.

4. Ngoài đặc điểm sinh học như những quần thể sinh vật khác, quần thể người còn có những đặc điểm kinh tế - xã hội mà quần thể sinh vật khác không có. Đó là do con người có hệ thần kinh phát triển cho phép con người có lao động và tư duy, có óc sáng tạo, luôn làm việc có mục đích trước, có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.

5. Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?

6. Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia?

Bài làm:

5. Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau:

THÁP DÂN SỐ TRẺ THÁP DÂN SỐ GIÀ

- Dạng tháp phát triển

- Đáy tháp rộng

- Cạnh tháp xiên nhiều

- Đỉnh tháp nhọn

- Nhóm tuổi trước sinh sản cao, nhóm tuổi sau sinh sản thấp

- Tuổi thọ trung bình thấp

- Dạng tháp ổn định

- Đáy tháp hẹp

- Cạnh tháp gần như thẳng đứng

- Đỉnh tháp không nhọn

- Nhóm tuổi trước sinh sản và sau sinh sản cao

- Tuổi thọ trung bình cao

6. Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia:

- Phát triển dân số hợp lí là không để dân số phát triển quá nhanh dẫn đến thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, gây ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ, thiếu trường học, bệnh viện, thiếu kiến thức về các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, dẫn đến đói nghèo,…

- Việc phát triển dân số hợp lý nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của việc tăng dân số quá nhanh đảm bảo chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể xã hội hài hòa với sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường của mỗi quốc gia.

7. Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng cá thể của quần thể chim cồng cộc, vào năm thứ nhất ghi nhận mật độ là 0,2 cá thể/ha. Đến năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể lả 1350. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2% năm. Hãy xác định:

a, Tỉ lệ sinh sản theo phần trăm của quần thể.

b, Mật độ quần thể vào năm thứ hai.

Bài làm:

a. Tỉ lệ sinh sản theo phần trăm của quần thể

- năm đầu tổng số cá thể là: 0,25x 5000 = 1250 cá thể

- số cá thể tử vong là 2%x1250 = 25 cá thể

=> số cá thể sinh ra là: 1350 - 1250 + 25 = 125

=> tỉ lệ sinh sản của quần thể là: 125: 1250 x 100% = 10%

b, mật độ quần thể năm 2 là: 1350 : 5000 = 0,27 cá thể/ha

8. Trong một mẻ lưới đánh cá, thống kê được tỉ lệ cá ở các nhóm tuổi khác nhau như sau:

- nhóm tuổi trước sinh sản: 300 con

- nhóm tuổi sinh sản: 150 con

- nhóm tuổi sau sinh sản: 50 con

a, Hãy vẽ biểu đồ biểu diễn tháp tuổi của quần thể cá nói trên.

b, có nên tiếp tục đánh bắt loại cá này với cường độ như trước đây không? Vì sao?

Bài làm:

a. tháp tuổi

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 29: Quần thể sinh vật (ảnh 4)

b, Nên giảm đánh bắt lại vì số lượng cá tuổi sinh sản đang không nhiều. cần có thời gian để quần thể cá ổn định hơn.

9. Trong một công viên, người ta mới nhập nội một giống cỏ sống một năm có chỉ số sinh sản/năm là 20 (một cây cỏ mẹ sẽ có 20 cây cỏ trong một năm). Số lượng cỏ ban đầu là 500 cây/m2

a, Mật độ cỏ sẽ như thế nào sau 1 năm, 2 năm, 3 năm và 10 năm.

b, Mật độ cỏ liệu có gia tăng mãi như vậy không? tại sao?

Bài làm:

a, Mật độ cỏ sau 1 năm là: 500 x 20 = 10000 cây/m2

Mật độ cỏ sau 2 năm là: 500 x 20x20 = 200000 cây/m2

Mật độ cỏ sau 3 năm là: 500 x 20 x 20 x 20= 4000000 cây/m2

Mật độ cỏ sau 10 năm là: 500 x 20 ^10 cây/m2

b, Mật độ cỏ sẽ gia tăng cho tới khi vượt ngưỡng môi trường đáp ứng thì sẽ giảm sút. Bởi vì môi trường chỉ có giới hạn.


D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng

Hãy quan sát, xây dựng giả thuyết, đưa ra dự đoán và thiết kế thí nghiệm để kiểm tra giả thiết của em về tác động của các nhân tố sinh thái tới một quần thể sinh vật.

Bài làm:

Hướng dẫn:

trong thí nghiệm em nên có 2 mẫu với tác động đối lập nhau về 1 nhân tố sinh thái nào đó (do em chọn) để so sánh tác động của nhân tố đó.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021