logo

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 32: Bảo vệ môi trường sống và bảo tồn thiên nhiên hoanng dã

Hướng dẫn Giải Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 32: Bảo vệ môi trường sống và bảo tồn thiên nhiên hoang dã ngắn gọn, hay nhất. Tuyển tập lời giải Sinh 8 VNEN bài 32 bám sát nội dung sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 8 VNEN.

Sau đây, chúng ta cùng đến với nội dung bài học nhé:


A. Hoạt động khởi động

Vì sao giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?

Bài làm:

Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trườn sống của chúng. Thiên nhiên hoang dã được bảo vệ sẽ tránh được nhiều thảm họa như lũ lụt, xói mòn đất, hạn hán, ô nhiễm môi trường,… từ đó góp phần giữ cân bằng sinh thái.


B. Hoạt động hình thành kiến thức


I. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên

1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 32: Bảo vệ môi trường sống và bảo tồn thiên nhiên hoanng dã

Em hãy lấy ví dụ minh họa các biện pháp trên.

Bài làm:

Xí nghiệp Dịch vụ công cộng, trực thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích TNXP đang quản lý và chăm sóc hơn 7.578,60 ha rừng (trong đó có 3.061 ha rừng tự nhiên và hơn 4.047,87 ha rừng trồng, còn lại là đất khác như: đất ruộng muối, đất bãi bồi…). Trong những năm qua, với sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng và các hộ giữ rừng (nhận khoán), Xí nghiệp đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Cần Giờ, cũng như giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn quản lý, kịp thời ngăn chặn các hành vi chặt phá cây rừng, đốt rừng.

2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa

Các biện pháp chủ yếu nhằm cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa được ghi trong cột bên trái. Em hãy nêu hiệu quả của những biện pháp đó vào cột bên phải (bảng 32.1_

Các biện pháp

Hiệu quả

Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây, gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất

 

Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí

 

Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh

 

Thay đổi các loại cây trồng hợp lí

 

Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao

 

Bài làm:

Các biện pháp

Hiệu quả

Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây, gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất

Hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn hán, lũ lụt, tạo môi trường cho nhiều loài sinh vật và tăng mức độ đa dạng sinh học, cải tạo khí hậu,…

Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí

Góp phần điều hòa lượng nước làm hạn chế lũ lụt và hạn hán, nhờ có nước nên có thể mở rộng diện tích trồng trọt và tăng năng suất cây trồng

Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh

Tăng độ màu mỡ cho đất, tạo điều kiện phủ xanh các vùng đất bị hoang hóa. Bón phân hợp vệ sinh là phân hữu cơ đã được xử lí kĩ thuật, không mang mầm bệnh truyền cho người và động vật

Thay đổi các loại cây trồng hợp lí

Làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng

Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao

Đem lại lợi ích kinh tế, khi có đủ kinh phí sẽ đầu từ hơn vào việc cải tạo đất


II. Bảo vệ các hệ sinh thái

1. Bảo vệ các hệ sinh thái rừng

- Thảo luận: Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước như thế nào?

- Hãy điền vào bảng 60.2 hiệu quả của các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Biện pháp

Hiệu quả

1. Xây dựng kế hoạch để khai thác tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp

 

2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…

 

3. Trồng rừng

 

4. Phòng cháy rừng

 

5. Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư

 

6. Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng

 

7. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng

 

Bài làm:

Biện pháp

Hiệu quả

1. Xây dựng kế hoạch để khai thác tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp

Giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật

2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…

Hạn chế mức độ khai thác và cạn kiệt nguồn tài nguyên

3. Trồng rừng

Phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hóa, chống xói mòn đất, tăng nguồn nước

4. Phòng cháy rừng

Bảo vệ rừng

5. Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư

Hạn chế nạn chặt phá rừng

6. Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng

Góp phần bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn

7. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng

Giảm việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên

2. Bảo vệ hệ sinh thái biển

Hãy thảo luận về các tình huống nêu ra trong bảng 32.4 và thử đưa ra các biện pháp bảo vệ mà theo em là phù hợp

Tình huống

Cách bảo vệ

Loài rùa biển đang bị săn lùng, khai thác lấy mai để làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít thường đẻ trứng tại các bãi cát ven biển. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài rùa biển như thế nào ?

 

Rừng ngập mặn là nơi sinh sống của ấu trùng tôm và cua biển con nhưng diện tích rừng ngập mặn đang bị thu hẹp dần. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn giống của và tôm biển.

 

Rác thải, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật chảy theo các dòng sông từ đất liền ra biển, chúng ta phải làm gì để nguồn nước biển không bị ô nhiễm

 

Hằng năm trên thế giới và ở Việt Nam có tổ chức ngày làm sạch bãi biển, theo em tác dụng của hoạt động đó là gì

 

Bài làm:

Tình huống

Cách bảo vệ

Loài rùa biển đang bị săn lùng, khai thác lấy mai làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít, rùa thường đẻ trứng tại các bãi cát ven biển. Chúng ta cần bảo vệ loài rùa biển như thế nào?

Ngăn cấm mọi hành vi săn bắt rùa biển. Đẩy mạnh công tác kiểm tra đặc biệt với vùng ven biển về việc buôn bán thủy sản

Rừng ngập mặn là nơi sống của ấu trùng tôm, tôm và cua biển con, nhưng diện tích rừng ngập mặn ven biển đang bị thu hẹp dần. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn giống cua và tôm biển?

Cần đẩy mạnh trồng và bảo vệ rừng ngập mặn

Rác thải, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật theo các dòng sông chảy từ đất liền ra biển. Chúng ta cần làm gì để nguồn nước biển không bị ô nhiễm?

Xử lí rác thải trước khi đổ ra sông suối

Hằng năm trên thế giới và ở Việt Nam có tổ chức ngày “làm sạch bãi biển”, theo em tác dụng của hoạt động đó là gì?

Làm sạch bãi biển và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân

3. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp

Thảo luận: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ sự phong phú của hệ sinh thái nông nghiệp?

Bài làm:

- Để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó cần: duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu, đồng thời phải cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.


III. Luật Bảo vệ môi trường

Bảng 32.6 đưa ra một số qui định của Luật Bảo vệ môi trường. Hãy điền tiếp vào cột bên phải còn bỏ trống: Hậu quả có thể có nếu như không có Luật Bảo vệ môi trường.

Nội dung

Luật Bảo vệ môi trường quy định

Hậu quả có thể có nếu không có Luật bảo vệ môi trường

Khai thác rừng

Cấm khai thác bừa bãi. Không khai thác rừng đầu nguồn

 

Săn bắt động vật hoang dã

Nghiêm cấm

 

Đổ chất thải công nghiệp, rác thải hóa học

Quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường

 

Sử dụng chất độc hại như chất phóng xạ và các hóa chất độc khác,…

Có quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạo đất

 

Khi vi phạm các điểm cấm của Luật Bảo vệ môi trường, gây sự cố cho môi trường

Có biện pháp sử dụng các chất một cách an toàn, theo tiêu chuẩn quy định, phải xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp

 

- Theo em, chúng ta cần làm gì để thực hiện và động viên những người khác cùng thực hiện Luật Bảo vệ môi trường?

- Hãy kể tên những hành động, những sự việc mà em biết đã vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Theo em cần làm gì để khắc phục những vi phạm đó?

Bài làm:

Bảng 32.6

Nội dung

Luật Bảo vệ môi trường quy định

Hậu quả có thể có nếu không có Luật bảo vệ môi trường

Khai thác rừng

Cấm khai thác bừa bãi. Không khai thác rừng đầu nguồn

Khai thác không có kế hoạch khai thác cả rừng đầu nguồn

Săn bắt động vật hoang dã

Nghiêm cấm

Chất thải đổ không đúng chỗ làm ô nhiễm môi trường

Đổ chất thải công nghiệp, rác thải hóa học

Quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường

Đất sử dụng bất hợp lí gây lãng phí và thoái hóa đất

Sử dụng chất độc hại như chất phóng xạ và các hóa chất độc khác,…

Có quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạo đất

Chất độc hại gây nhiều nguy hiểm cho con người và các sinh vật khác

Khi vi phạm các điểm cấm của Luật Bảo vệ môi trường, gây sự cố cho môi trường

Có biện pháp sử dụng các chất một cách an toàn, theo tiêu chuẩn quy định, phải xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp

Cơ sở, cá nhân vi phạm không có trách nhiệm đền bù không ngăn chặn được hành vi phá hoại môi trường có thể xảy ra tiếp theo

- Để thực hiện và động viên những người khác cùng thực hiện Luật Bảo vệ môi trường chúng ta cần phải tuyên truyền cho họ hậu quả của việc tàn phá môi trường, từ đó nâng cao ý thức người khác bằng việc động viên họ thực hiện tốt các điều luật.

- Những sự việc mà em biết đã vi phạm Luật Bảo vệ môi trường: đổ rác không đúng nơi qui định, đốt rừng bừa bãi, chặt phá rừng làm nương rẫy, xử lí chất thải không đúng qui trình,…

- Để khắc phục những vi phạm đó chúng ta cần bảo vệ môi trườg, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường...

   Khai thác rừng bừa bãi cần Khắc phục trồng lại rừng.

   Đổ rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường cần Đổ rác đúng nơi qui định...


C. Hoạt động luyện tập

- Hãy liệt kê những hành động làm suy thoái môi trường mà em biết trong thực tế.Thử đề xuất cách khắc phục.

- Thảo luận về các chủ đề: Ngăn chặn hành vi phá rừng bất hợp pháp, không đổ rác thải bừa bãi gây mất vệ sinh, không lấn chiếm đất công, không sử dụng phương tiện giao thông quá cũ nát gây ô nhiễm môi trường,...

- Câu hỏi: 

+ Những hành động nào hiện nay đang vi phạm Luật Bảo vệ môi trường? Hiện nay nhận thức của người dân về vấn đề đó đã đúng quy định chưa?

+ Chính quyền và nhân dân địa phương cần làm gì để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường?

+ Những khó khăn trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là gì? Có cách nào khắc phục?

+ Trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là gì?

Bài làm:

Hành động làm suy thoái môi trường

Cách khắc phục

Khai thác rừng bừa bãi.

Trồng cây gây rừng, khai thác rừng hợp lí.

Săn bắn động vật hoang dã.

Xây dựng các khu rừng quốc gia để bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã, lưu giữ những nguồn gen quý hiếm có nguy cơ bị tiệt chủng. Cấm săn bắt động vật hoang dã.

Sử dụng đất không hợp lí.

Có quy hoạch sử dụng đất, có kế hoạch cải tạo đất.

* Thảo luận:

 + Chủ đề: Không đổ rác bừa bãi gây mất vệ sinh

   + Nguyên nhân:

  • Ý thức chưa tốt, nhiều người vẫn vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng.

  • Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp, chưa đúng luật.

   + Giải pháp:

  • Chính quyền cần vận động cộng đồng để thay đổi tập quán, thói quen xả rác tùy tiện của người dân, lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường đồng thời cung cấp dịch vụ thu gom rác thuận tiện cho người dân.

  • Để gom rác thải hiệu quả, cần phải có đội ngũ với phương tiện, trang thiết bị và nhân lực đầy đủ. Tuy nhiên, cách làm hiệu quả và đơn giản nhất là không vứt rác bừa bãi; tận dụng khu đất vườn, ruộng để xử lý rác thải hữu cơ; hạn chế dùng các sản phẩm gây nguy hại cho môi trường như: túi ni-lông, các loại bao bì bằng nhựa…

   + Khó khăn: Chưa tổ chức được lực lượng, ý thức người dân còn thấp.

- Những điểm còn chưa nhất trí cần phải thảo luận thêm:

   + Một số đề xuất thêm để chính quyền địa phương và nhân dân thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường:

  • Chính quyền địa phương và nhân dân cùng hợp tác, tổ chức họp xóm.

  • Bầu Ban quản lý vệ sinh môi trường xóm.

  • Xây dựng quy định đối với các hộ gia đình trong khu dân cư quyền và nhiệm vụ ban quản lý, quy định về thưởng phạt.

  • Hỗ trợ kinh phí cho ban quản lý.

- Trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường:

      + Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường

      + Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như : trồng cây, thu gom rác thải, giữ vệ sinh cho trường, lớp, nhà, nơi công cộng,…

      + Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng rác nếu có thể

      + Không sử dụng các loại vật liệu khó phân huỷ như: bao bì ni lông,…

      + Đổ rác đúng nơi qui định

      + Không vứt rác bừa bãi


D. Hoạt động vận dụng

Thảo luận nhóm về trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên. Em có thể làm gì để tuyên truyền cho mọi người cùng hành động bảo vệ thiên nhiên?

Bài làm:

- Trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường:

      + Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường

      + Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như : trồng cây, thu gom rác thải, giữ vệ sinh cho trường, lớp, nhà, nơi công cộng,…

      + Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng rác nếu có thể

      + Không sử dụng các loại vật liệu khó phân huỷ như: bao bì ni lông,…

      + Đổ rác đúng nơi qui định

      + Không vứt rác bừa bãi

 - Sau khi học xong bài này, em cảm thấy môi trường sống đang dần bị ô nhiễm, chúng ta cần phải ý thức và có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình cũng như thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.


E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Em hãy viết một bài (khoảng 300 từ) bảo vệ môi trường sống, bảo tồn thiên nhiên hoang dã, trao đổi với thầy/cô/bạn bè rồi gửi lên địa chỉ web của Bộ giáo dục và Đào tạo: http:/truonghocketnoi.edu.vn

Bài làm:

Gợi ý: Để bảo vệ môi trường chúng ta hãy cùng nhau vận động trồng nhiều cây xanh, tiết kiệm điện nước, chuyển sang dùng năng lượng bền vững; hạn chế dùng túi nilon, đừng liệng chai nhựa, túi nilon ra môi trường; đẩy nhanh canh tác hữu cơ, chuyển sang dùng thực phẩm dinh dưỡng; giảm bớt khí thải, giảm bớt ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, để Địa Cầu chúng ta không còn nóng thêm nữa.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021