logo

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 28: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Hướng dẫn Giải Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 28: Môi trường và các nhân tố sinh thái ngắn gọn, hay nhất. Tuyển tập lời giải Sinh 8 VNEN bài 28 bám sát nội dung sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 8 VNEN.

Sau đây, chúng ta cùng đến với nội dung bài học nhé:


A. Hoạt động khởi động

Em hãy quan sát bức tranh và trả lời các câu hỏi sau:

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 28: Môi trường và các nhân tố sinh thái

1. Môi trường sống là gì? có mấy loại môi trường sống của sinh vật?

2. Kể tên các thành phần có trong môi trường sống của sinh vật. Các thành phần đó của môi trường đó được gọi chung là gì?

Bài làm:

1. Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.

- Có 4 loại môi trường chủ yếu:

+ Môi trường nước

+ Môi trường trong đất

+ Môi trường trên mặt đất - không khí

+ Môi trường sinh vật

2.  Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật


B. Hoạt động hình thành kiến thức


I. Môi trường và các nhân tố sinh thái

1. Môi trường sống của sinh vật

- Sử dụng các từ sau để điền vào chỗ chấm cho phù hợp: tất cả, nơi sinh sống, môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất - không khí, môi trường sinh vật, bao quanh, bốn.

Môi trường .........của sinh vật, bao gồm ...........những gì ...................chúng. Có ...............loại môi trường chủ yếu, đó là:...........

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 28: Môi trường và các nhân tố sinh thái (ảnh 2)

 Quan sát trong tự nhiên, hãy điền tiếp nội dung phù hợp vào các ô troonngs trong bảng 28.1.

STT Tên sinh vật Môi trường sống
     
     
     
     

Bài làm:

- điền từ:

1. nơi sinh sống

2. tất cả

3. bao quanh

4. bốn

5. môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất - không khí, môi trường sinh vật

- Bảng 28.1

STT Tên sinh vật Môi trường sống
1 giun, ấu trùng,vi khuẩn,.. Mt trong đất
2 cá, tảo, vi khuẩn, ... MT nước
3 con người, cáo, hoa hồng,nấm,.. Mt mặt đất - không khí
4 vi khuẩn, giun, sán,.... MT sinh vật

2. Nhân tố sinh thái của môi trường

- Em hãy liệt kê các yếu tố của môi trường ảnh hưởng lên đời sống của cá chép.

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 28: Môi trường và các nhân tố sinh thái (ảnh 3)

- Hãy cho biết nhân tố sinh thái là gì?

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 28: Môi trường và các nhân tố sinh thái (ảnh 4)

- Có mấy loại nhân tố sinh thái? Đó là những loại nào?

- Em hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái tác động lên đời sống của thỏ vào bảng sau:

Nhân tố vô sinh

Nhân tố hữu sinh

Con người

Các sinh vật khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Em hãy nhận xét về sự thay đổi của các nhân tố sau:

+ Trong một ngày, ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?

+ Ở nước ta, độ dài ngày mùa hè và mùa đông có gì khác nhau?

+ sự thay đổi nhiệt độ trong một năm diễn ra như thế nào?

Bài làm:

- các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cá chép: nước, cá khác, ốc, cua, nhiệt độ, ánh sáng, tảo,...

- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật

- Nhân tố sinh thái chia thành 2 nhóm:

+ Nhân tố sinh thái con người

+ Nhân tố sinh thái các sinh vật khác

+ Nhân tố sinh thái vô sinh 

+ Nhân tố sinh thái hữu sinh

- bảng 28.2

Nhân tố vô sinh

Nhân tố hữu sinh

Con người

Các sinh vật khác

 ánh sáng

 

 cá

 nước

 

 vi khuẩn

 đất

 

 thực vật

- Trả lời câu hỏi:

+ sáng cường độ chiếu sáng yếu hơn buổi trưa và giảm dần vào buổi chiều, tối không có ánh sáng mặt trời

+ ở nước ta, mùa đông ngày ngắn, còn mùa hè ngày dài hơn đêm

+ Nhiệt độ TB: mùa hè > mùa thu>màu xuân> màu đông

3. Giới hạn sinh thái

- Em hãy quan sát hình 28.5 và trả lời các câu hỏi sau:

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 28: Môi trường và các nhân tố sinh thái (ảnh 5)

+ Giới hạn sinh thái của cá rô phi ở nước ta là bao nhiêu? Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 5 độ C hoặc tăng lên quá 42 độ C thì cá rô phi sẽ thế nào? Cá rô phi sinh trưởng mạnh nhất ở nhiệt độ bao nhiêu?

+ Giới hạn sinh thái là gì?

+ Lấy ví dụ về giới hạn sinh thái trong tự nhiên.

- Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái:

+ Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00c đến 90°c, trong đó điểm cực thuận là 55°c.

+ Loài xương rống sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0°c đến 56°c, trong đó điểm cực thuận là 32°c.

Bài làm:

- Giới hạn sinh thái cá rô phi: 5-42 độ C. 

+ Nếu vượt qua ngưỡng này thì cá rô phi sẽ giảm sức sống và chết

+ có rô phi sinh trưởng mạnh nhất ở 30 độ C

+ giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

- Sơ đồ:

Khoa học tự nhiên 8 VNEN Bài 28: Môi trường và các nhân tố sinh thái (ảnh 6)


II. Tác động của các nhân tố sinh thái lên đời sống của sinh vật

1. Tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật

- Thảo luận nhóm và mô tả về tác động của nhiệt độ và ánh sáng tới inh vật, lấy ví dụ.

Thực nghiệm:

a, Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống các loài thực vật

- Bước 1: Em hãy quan sát 10 lá cây ở các môi trường khác nhau trong khu quan sát. Tiến hành đo nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.

- Bước 2: Trả lời các câu hỏi sau:;

+ Em hãy mô tả đặc điểm thích nghi của một số loại lá cây với môi trường sống.

+ Nhận xét về tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên hình thái và sinh lí của các cây sống trong cùng môi trường.(hoàn thành bảng 28.4)

Đặc điểm của cây Khi  sống nơi quang đãng Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác  Khi nhiệt độ môi trường hạ thấp khi môi trường khô hạn

Đặc điểm hình thái:

- Lá

- Thân

       

Đặc điểm sinh lí

- Quang hợp

- Thoát hơi nước

       

- Nếu căn cứ vào ảnh hưởng của từng nhân tố sinh thái: ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm; em có thể chia các loài thực vật thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

b, Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống các loài động vật

- Em hãy quan sát các loài động vật trong môi trường tự nhiên và hoàn thành bảng 28.5.

STT Tên động vật Môi trường sống Mô tả đặc điểm thích nghi
1      
2      
3      

- Ánh áng ảnh hưởng như thế nào tới động vật? Lấy ví dụ.

- Nếu căn cứ vào ảnh hưởng của từng nhân tố sinh thái: ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm; em có thể chia các loài động vật thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

Bài làm:
Bảng 28.4
Đặc điểm của cây Khi  sống nơi quang đãng Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác  Khi nhiệt độ môi trường hạ thấp khi môi trường khô hạn
Đặc điểm hình thái:- Lá- Thân  - Phiến lá nhỏ hẹp, màu xanh nhạt, tán rộng- Thân thấp, nhiều cành  - Phiến lá lớn, màu xanh thẫm, tán vừa- thân thấp bị hạn chế, ít cành  - lá vừa- thân bình thường, cứng  - lá nhỏ hoặc tiêu biến thành gai- thân mọng nước
Đặc điểm sinh lí- Quang hợp- Thoát hơi nước  - Mạnh- Nhanh  - Yếu- Chậm  - mạnh- bình thường  - yếu- yếu
- Dựa theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, thực vật được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng
+ Nhóm cây ưa bóng: gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu
- Thực vật được chia thành 2 nhóm:
+ Thực vật ưa ẩm
+ Thực vật chịu hạnb, Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống các loài động vật
- Em hãy quan sát các loài động vật trong môi trường tự nhiên và hoàn thành bảng 28.5.
STT Tên động vật Môi trường sống Mô tả đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường sống
1 Ruồi Môi trường trên cạn (trên không) Có cánh, miệng có vòi hút thức ăn
2 Giun đất Môi trường trong đất Cơ thể dài, phân đốt, hô hấp qua da
3 Ốc sên Môi trường trên cạn Có vỏ đá vôi, thân mềm, không phân đốt
4 Châu chấu Môi trường trên cạn (trên không) Có cánh, hàm khỏe ăn thực vật
5 Cá chép Môi trường nước Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang
6 Ếch Môi trường trên cạn và nước (nơi ẩm ướt) Chân có màng, hô hấp bằng da, phổi
7 Rắn Môi trường trên cạn Không có chân, da khô, có vảy sừng
8 Mực Môi trường nước Thân mềm, đầu có nhiều tua

- Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:

+ Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian

+ Ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, sinh sản của động vật

- Dựa theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, động vật được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày

+ Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm

- Sinh vật được chia thành 2 nhóm:

+ Sinh vật biến nhiệt

+ Sinh vật hằng nhiệt

- Động vật chia thành 2 nhóm:

+ Động vật ưa ẩm

+ Động vật ưa khô

2. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

a, Quan hệ cùng loài

- Quan sát hình 28.7 và 28.8, trả lời các câu hỏi:

+ Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì soi với thực vật sống riêng rẽ?

+ Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có lợi ích gì?

- Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

+ Hiện tượng ca thể tách ra khỏi nhóm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể

+ Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.

+ Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

b, Quan hệ khác loài

Hãu cho biết trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ và quan hệ nào là đối địch.

STT Ví dụ Hỗ trợ Đối địch
1

- Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.

   
2

- Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

   
3 - Hươu, nai và hổ cùng sống trên một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.    
4 - Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu trâu, bò.    
5 - Địa y sống bám trên cành cây.    
6 - Cá ép bám trên rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.    
7 - Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.    
8 - Giun đũa sống trong ruột người.    
9

- Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu 

   
10 - Cây nắp ấm bắt côn trùng.    

- Sử dụng các từ để điền vào chỗ chấm trong bảng sau:

Quan hệ

Đặc điểm

Hỗ trợ

Cộng sinh

Sự hợp tác ……giữa các loài sinh vật.

Hội sinh

Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên…………. còn bên kia …………..

Đối địch

Cạnh tranh

Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác nhau của môi trường. các loài ………sự phát triển của nhau.

Kí sinh, nửa kí sinh

Sinh vật ……….trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng,máu,…từ sinh vật đó.

Sinh vật này ăn sinh vật khác

Gồm các trường hợp như động vật……….thực vật, động vật …………con mồi, thực vật bắt sau bọ.

- Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và đối địch của các sinh vật khác loài là gì?

Bài làm:

a, Quan hệ cùng loài

- Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ.

- Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn, phát hiện kẻ thù và bảo vệ nhau tốt hơn.

- câu đúng là: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

b, Quan hệ khác loài

- quan hệ hỗ trợ: 1, 5, 6, 9

- quan hệ đối địch: 2,3,4,7,8,10

- Bảng 28.8

1. cùng có lợi

2. có lợi

3. không có lợi cũng không có hại

4. kìm hãm

5. sống nhờ

6. ăn

7. ăn thịt

- Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và đối địch của các sinh vật khác loài:

+ Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật.

+ Trong quan hệ đối địch, một bên là sinh vật được lợi còn bên kia bị hại, hoặc cả hai cùng bị hại.


C. Hoạt động luyện tập

Bài tập

1. Chuột sổng trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tô sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ. thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đât, lượng mưa, Hãy xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.

1 nhân tố vô sinh  
2 Nhân tố hữu sinh  

2. Quan sát lớp học và tìm các nhân tố sinh thái tác động đến việc học tập và sức khỏe của học sinh vào bảng 28.10

Bảng 28.10.Mức độ tác động của một số nhân tố sinh thái đến học sinh

STT Nhân tố sinh thái mức độ tác động
1    
2    
3    

3. Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây sẽ thay đổi. Em hãy cho biết các nhân tố sinh thái đó là gì và thay đổi như thế nào.

4. Hoàn thành bảng 28.11

STT Tên cây Đặc điểm Nhóm cây
1 bạch đàn thân cao, lá nhỏ, màu xanh nhạt, mọc nơi quang đãng ưa sáng
2      

- Hãy giải thích hiện tượng những loài hoa nở về đêm thường có màu sắc nhạt và thường có cánh to hơn hoa nở ban ngày.

- Người nông dân trồng lúa mì sử dụng 4 loại thuốc trừ nấm ....Hiện tượng trên chứng minh cho quy luật sinh thái nào? Hãy đưa ra lời khuyên cho người nông dân để tăng năng suất.

- Tại sao môi trường sống của cá hồi và trứng cá hồi lại khác nhau? 

Bài làm:

1.

- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá.

- Nhóm nhân tố  sinh thái vô sinh: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, đô ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thểi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.

2.  Bảng 28.10.Mức độ tác động của một số nhân tố sinh thái đến học sinh

STT Nhân tố sinh thái mức độ tác động
1 ánh sánh đầy đủ
2 nhiệt độ vừa phải
3 không khí thoáng đãng

3. Các nhân tố sinh thái đó là

- ánh sáng: thiếu ánh sáng --> nhiều ánh sáng

- nhiệt độ: thấp --> cao

- độ ẩm: cao -> thấp

4. Hoàn thành bảng 28.11

Tên cây Đặc điểm Nhóm cây
Bạch đàn Thân cao, lá nhỏ xếp xiên, màu lá xanh nhạt, cây mọc nơi quang đãng Ưa sáng
Lá lốt Cây nhỏ, lá to xếp ngang, lá xanh sẫm, cây mọc dưới tán cây to nơi có ánh sáng yếu Ưa bóng
Xà cừ Thân cao, nhiều cành lá nhỏ màu xanh nhạt, mọc ở nơi quang đãng Ưa sáng
Cây lúa Thân thấp, lá thẳng đứng, lá nhỏ, màu xanh nhạt, mọc ngoài cánh đồng nơi quang đãng Ưa sáng
Vạn niên thanh Thân quấn, lá to, màu xanh đậm, sống nơi ít ánh sáng Ưa bóng
Cây gừng Thân nhỏ, thẳng đứng, lá dài nhỏ xếp so le, màu lá xanh nhạt, sống nơi ít ánh sáng Ưa bóng
Cây nhãn Thân gỗ, lớn, lá màu xanh đậm, mọc nơi ánh sáng mạnh. Ưa sáng
Cây phong lan Mọc dưới tán cây, nơi có ánh sáng yếu, lá màu xanh nhạt. Ưa bóng

- Hiện tượng đó chứng minh cho tính cạnh tranh của nấm và lúa mì. Khi nấm bị loại bỏ thì lúa mì sẽ phát triển tốt hơn. Vì vậy, khi trồng trọt thì người dân nên sử dụng kết hợp các loại thuốc diệt cỏ, trừ nấm và sâu bệnh để tăng năng suất cây trồng.

- môi trường sống của cá hồi và trứng cá hồi lại khác nhau vì: khi để trứng ở vùng khác giúp hạn chế các mối đe dọa (sinh vật cạnh tranh, sinh vật ăn thịt và trứng của cá hồi) làm hiệu suất thụ tinh và phát triển của trứng thành con non thấp. Ngoài ra, môi trường nước ngọt ở thượng nguồn phù hợp cho sự phát triển của hợp tử và cá hồi con.


D-E. Hoạt động vận dụng - tìm tòi mở rộng

Em hãy viết đoạn văn tìm hiểu về những vấn nạn nuôi nhốt, buôn bán động vật quý hiếm, từ đó hình thành thái độ tích cực cho việc chăm sóc, bảo vệ các loại động vật quý hiếm ở Việt Nam và thế giới.

Bài làm:

Các em có thể viết đoạn văn dựa trên những ý chính sau:

- Một số loài động vật quý hiếm ở Việt Nam và thế giới

- Thực tế vẫn nãn nuôi nhốt và buôn bán đv quý hiếm ở VN và thế giới

- Đưa ra lời khuyên, định hướng

- Nêu biện pháp hạn chế

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021