Chủ đề 5. Bằng chứng tiến hoá và một số học thuyết tiến hoá
Câu 5.51 trang 49 SBT Sinh học 12 Cánh diều: Kháng sinh là chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn hoặc ức chế khả năng gây bệnh của vi khuẩn. Khi mới được đưa vào sử dụng điều trị bệnh do vi khuẩn, kháng sinh có hiệu quả cao do vi khuẩn ban đầu hầu như bị kháng sinh tiêu diệt (chủng mẫn cảm kháng sinh). Sau đó, các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh đã hình thành và trở nên phổ biến. Các nhân tố tiến hoá sau đây có thể đóng góp vào quá trình tiến hoá hình thành tỉnh kháng kháng sinh ở vi khuẩn như thế nào?
a) Đột biến.
b) Dòng gene.
c) Chọn lọc tự nhiên.
Lời giải ngắn nhất
a) Đột biến là nhân tố tiến hoá cơ sở. Đột biến làm phát sinh allele quy định tỉnh kháng kháng sinh từ allele kiểu dại mẫn cảm kháng sinh → Thay đổi kiểu hình của vi khuẩn trong điều kiện môi trường có kháng sinh. Đây là biến dị di truyền.
b) Dòng gene là nhân tố phát tán allele từ quần thể này đến quần thể khác, làm thay đổi tần số allele của quần thể. Vì khuẩn gây bệnh ở vật chủ, khi vật chủ di chuyển (di cư), allele kháng kháng sinh có thể được phát tán sang các quần thể khác và làm lan truyền tỉnh kháng kháng sinh ở các quần thể vi khuẩn.
c) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố dẫn đến sự phân hoá khả năng sống sót của vi khuẩn. Trong điều kiện môi trường có kháng sinh, đột biến kháng kháng sinh là có lợi, allele mẫn cảm là có hại - Chọn lọc tự nhiên làm tăng tần số allele khảng kháng sinh, giảm dần tần số allele mẫn cảm → Hình thành tỉnh kháng kháng sinh phổ biến ở vi khuẩn.