logo

Kết quả tổng điều tra 2019 cũng cho thấy, Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực

Kết quả tổng điều tra 2019 cũng cho thấy, Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Năm 2019, mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2, tăng 31 người/km2 so với năm 2009. TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai địa phương có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng là 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2.

Trong 10 năm qua, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh và rộng khắp tại các địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dân số khu vực thành thị năm 2019 ở Việt Nam là 33.059.735 người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là 63.149.249 người, chiếm 65,6%. Phân bổ dân cư giữa các vùng kinh tế - xã hội có sự khác biệt đáng kể. Vùng Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm gần 23,4%; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 20,2 triệu người, chiếm 21%. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với tổng dân số là 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước.

(Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Dân số Việt Nam 2019)

Mật độ dân số Việt Nam năm 2019
Mật độ dân số Việt Nam năm 2019

Câu 1. Vì sao nước ta có mật độ dân số cao trong khu vực và trên thế giới?

A. Do quy mô dân số lớn, diện tích lãnh thổ nước ta nhỏ.

B. Do nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên dân cư tập trung đông.

C. Do nước ta có nền kinh tế phát triển nên thu hút dân nhập cư lớn.

D. Do nước ta có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

Câu 2. Năm 2019, chênh lệch giữa tỉ lệ dân nông thôn và tỉ lệ dân thành thị là

A. 30,2%. 

B. 31,2%. 

C. 32,2%. 

D. 32,3%.

Giải thích: 

“Dân số khu vực thành thị năm 2019 ở Việt Nam là 33.059.735 người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là 63.149.249 người, chiếm 65,6%”. Vì vậy, tỉ lệ dân thành thị kém tỉ lệ dân nông thôn 31,2%.

Câu 3. Sự phân bố dân cư giữa các vùng kinh tế có sự khác biệt đáng kể chủ yếu là do

A. Điều kiện tự nhiên. 

B. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

C. Chính sách chuyển cư. 

D. Điều kiện kinh tế xã hội.

Giải thích: 

Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội, trong đó nhân tố kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định để đánh giá được mức độ phát triển từ đó tạo nên sự phân bố này. 

icon-date
Xuất bản : 31/01/2023 - Cập nhật : 03/02/2023