logo

Kể từ năm 2018, căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước...

Kể từ năm 2018, căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước,. . . làm dòng vốn đầu tư trên thế giới sụt giảm (trên 10% năm 2018 và 2019), đồng thời có sự dịch chuyển mạnh giữa các khu vực và quốc gia. Trong xu thế đó, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đang nổi lên như là điểm đến tiềm năng, là điểm đến cho sự phân bổ lại dòng vốn đầu tư, đặc biệt là xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ Trung Quốc. Đối với Việt Nam, trong năm 2019, vốn FDI đăng ký từ Trung Quốc tăng 17% so với năm trước, cao hơn so với mức tăng chung là 7,2% và là mức tăng cao nhất trong số các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam (Hồng Kông tăng 9,1%, Singapore tăng 6,4%, Hàn Quốc tăng 3,7%, Nhật Bản tăng 2,12%). Trong 5 tháng đầu năm 2020, một số tập đoàn đã lên kế hoạch dịch chuyển đầu tư đến Việt Nam. Cụ thể, theo Nikkei, Google có kế hoạch sản xuất smartphone giá rẻ (Pixel 4a) tại Việt Nam trong khi Microsoft dự định sản xuất notebook và máy tính để bàn trong quý II/2020 còn Apple sẽ sản xuất tai nghe không dây (AirPods) tại Việt Nam thay vì Trung Quốc (3 - 4 triệu đơn vị, tương đương 30% lượng sản phẩm AirPods). Hãng trò chơi điện tử Nintendo cũng đã chuyển một phần sản xuất máy chơi game Switch Lite sang Việt Nam,. . .

Như vậy, có thể khẳng định xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI đã và đang diễn ra, từ trước khi có đại dịch Covid-19. Hay nói cách khác, dịch Covid-19 là chất xúc tác khiến quá trình dịch chuyển này diễn ra nhanh hơn, quyết liệt hơn.

(Nguồn: Viện Chiến lược và Chính sách tài chính)

căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc

Câu 1. Sự căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc vào năm 2018 không tạo ra kết quả nào sau đây?

A. Các dòng vốn đầu tư thế giới bị sụt giảm.

B. Trung Quốc nổi lên là thị trường tiềm năng.

C. Dòng vốn đầu tư dịch chuyển giữa các nước.

D. Các nước ASEAN đón đầu được dòng vốn.

Giải thích: 

“Năm 2018, căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước,. . . làm dòng vốn đầu tư trên thế giới sụt giảm (trên 10% năm 2018 và 2019), đồng thời có sự dịch chuyển mạnh giữa các khu vực và quốc gia. Trong xu thế đó, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đang nổi lên như là điểm đến tiềm năng, là điểm đến cho sự phân bổ lại dòng vốn đầu tư, đặc biệt là xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ Trung Quốc”.

Câu 2. Năm 2019, quốc gia (vùng lãnh thổ) nào có vốn đầu tư FDI vào nước ta cao hơn mức tăng chung?

A. Nhật Bản, Hàn Quốc.

B. Trung Quốc, Hồng Kông.

C. Hồng Kông, Singapore. 

D. Trung Quốc, Nhật Bản.

Giải thích: 

“Trong năm 2019, vốn FDI đăng ký từ Trung Quốc tăng 17% so với năm trước, cao hơn so với mức tăng chung là 7,2% và là mức tăng cao nhất trong số các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam (Hồng Kông tăng 9,1%, Singapore tăng 6,4%, Hàn Quốc tăng 3,7%, Nhật Bản tăng 2,12%)”. Như vậy, Trung Quốc (17%) và Hồng Kông (9,1%) - có vốn đầu tư FDI vào nước ta cao hơn mức tăng chung 7,2%.

Câu 3. Đại dịch COVID-19 đã tác động như thế nào đối với sự dịch chuyển dòng vốn FDI trên thế giới?

A. Trực tiếp tác động đến kinh tế toàn cầu, làm thay đổi dòng vốn FDI.

B. Bùng phát từ Trung Quốc, vì vậy đã làm cho thị trường này thất thế.

C. Là nguyên nhân căn bản làm thay đổi cục diện các dòng vốn đầu tư FDI.

D. Chất xúc tác khiến quá trình dịch chuyển diễn ra nhanh, quyết liệt hơn.

Giải thích: 

“Xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI đã và đang diễn ra, từ trước khi có đại dịch Covid-19. Hay nói cách khác, dịch Covid-19 là chất xúc tác khiến quá trình dịch chuyển này diễn ra nhanh hơn, quyết liệt hơn”.

icon-date
Xuất bản : 31/01/2023 - Cập nhật : 03/02/2023