logo

Kết bài Nghị luận bài Tỏ lòng (Top 3 bài mẫu)

           TOPLOIGIAI gửi đến các bạn Top 3 bản kết bài Tỏ lòng hay nhất, qua bài viết này các bạn có thể hiểu hiểu rõ hơn cách làm một kết bài và còn có thể tham khảo thêm được nhiều kiểu kết cho bài văn của mình thêm độc đáo. Mời các bạn cùng xem các cách kết bài dưới đây nhé!

Kết bài Nghị luận bài Tỏ lòng (Top 3 bài mẫu) | Văn mẫu 10 hay nhất


Kết bài Nghị luận bài Tỏ lòng - Bài mẫu 1

Phạm Ngũ Lão dường như đã mang cả hào khí và hùng tâm của con người thời Trần vào trong trang viết để khắc họa trọn vẹn không khí thiêng liêng của lịch sử dân tộc, và vẻ đẹp hào hùng của con người thời đại. Và cũng qua những câu thơ cuối, giọng thơ trầm lòng và điển tích Vũ Hầu đã giúp người đọc hiểu hơn về tấm lòng và tư tưởng, nhân cách của vị chủ tướng nhà Trần. Chính vì thế mà chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn, hàm súc, nhưng sức gợi và giá trị lớn lao mà nó mang lại là vô hạn, nó không chỉ gợi lên bầu không khí lịch sử thiêng liêng, mà còn khắc họa trọn vẹn thành công con người của thời đại ấy. Và đồng thời, nỗi thẹn Vũ Hầu của Phạm Ngũ Lão đã nâng tầm phong thái và nhân cách cao đẹp của vị chủ tướng nhà Trần, để ông trở thành tấm gương sáng răn mình cho thế hệ sau.


Kết bài Nghị luận bài Tỏ lòng - Bài mẫu 2

Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão  bằng những hình ảnh thơ giàu sức gợi, những sáng tạo nghệ thuật khi đặt hình tượng người tráng sĩ trong bối cảnh thiên nhiên hùng vĩ rộng lớn đã nâng tầm vị thế và tâm thế của người tráng sĩ năm xưa, đồng thời gợi lại thời kỳ hào hùng trong lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, cũng thể hiện tấm lòng sâu sắc và nhân cách cao cả của Phạm Ngũ Lão qua điển tích về nỗi thẹn chuyện Vũ Hầu.


Kết bài Nghị luận bài Tỏ lòng - Bài mẫu 3

Hào khí Đông A là niềm cảm hứng lịch sử dân tộc đã trở đi trở lại nhiều lần trong sáng tác của các nhà văn trung đại, đến lượt mình Phạm Ngũ Lão vẫn khắc họa thành công hình ảnh người tráng sĩ thời Trần oai phong, lẫm liệt. Và cao hơn thế, còn kín đáo thể hiện nhân cách và tư tưởng lớn của Phạm Ngũ Lão. Nỗi thẹn Vũ Hầu của Phạm Ngũ Lão không phải là nỗi thẹn của một kẻ tôi trung không vì non nước giang sơn, mà là nỗi thẹn nâng mình lên, nâng cao nhân cách và phẩm giá của vị chủ tướng nhà Trần, từ đó khiến bài thơ càng thêm sâu sắc, lắng đọng.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021