logo

Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm - Chủ đề "Đường đi vững vàng"

Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm - Chủ đề "Đường đi vững vàng"

Tên chủ đề: ĐƯỜNG ĐI VỮNG VÀNG

Đối tượng: học sinh

Người phụ trách: giáo viên


1. Mục tiêu của hoạt động

 Sau khi hoạt động kết thúc, học sinh có khả năng:

a. Về năng lực

- Củng cố tình thần “lá lành đùm lá rách”, tinh thần yêu nước, yêu dân tộc.

- Sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội.

- Quan tâm giúp đỡ những người khiếm thị

- Biết quan tâm, chỉ sẻ và giúp đỡ mọi người xung quanh.

b. Về phẩm chất

- Hiểu được sự khó khăn trong việc di chuyển khi được trải nghiệm làm người khiếm thị, từ đó tìm cách vượt chướng ngại vật và di chuyển.

- Trau rồi được kỹ năng giao tiếp với mọi người và cải thiện được kỹ năng làm việc nhóm.


2. Nội dung trọng tâm và hình thức hoạt động

a. Nội dung trọng tâm

Tìm hiểu về những khó khăn trong di chuyển khi được trải nghiệm làm người khiếm thị từ đó lựa chọn những cách vượt chướng ngại vật và cách di chuyển.

Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm - Chủ đề "Đường đi vững vàng"

b. Phương thức, hình thức hoạt động

- Phương thức thể nghiệm tương tác: giao lưu, trò chơi

- Loại hình: hoạt động giáo dục theo chủ đề.


3. Hoạt động chuẩn bị

a. Chuẩn bị thời gian, địa điểm

b. Phân công công việc

NỘI DUNG CHUẨN BỊ

PHỤ TRÁCH CHUẨN BỊ

Mời giáo viên chuyên dạy kĩ năng định hướng di chuyển cho người khiếm thị đến hỗ trợ hoạt động.

Cán bộ phụ trách Đoàn

Kêu gọi tình nguyện viên tham gia hoạt động.

Bí thư các lớp

Máy quay phim hoặc điện thoại thông minh

Cán bộ phụ trách CNTT

Các chướng ngại vật.

Ban Lao động

Gậy chuyên dụng cho người khiếm thị.

Ban Lao động

Giấy ghi chú, viết, khăn bịt mắt.

Ban hậu cần 

Giải thưởng và quà lưu niệm.

Thủ quỹ

 

c. Dự trù kinh phí

Phương tiện

Đơn giá (VNĐ)

Số lượng

Tổng giá trị

(VNĐ)

Gậy chuyên dụng cho người khiếm thị

 

 

 

Giấy ghi chú, viết, khăn bịt mắt

 

 

 

Giải thưởng (dụng cụ học tập, bánh kẹo)

 

 

 

Quà lưu niệm

 

 

 

Quà tặng cho giáo viên hướng dẫn kĩ năng định hướng

 

 

 

Buổi liên hoan

 

 

 

Một số vật dụng khác

 

 

 

 

Tổng kinh phí dự trù là:      VND


4. Tiến trình hoạt động

        Tên hoạt  động

 

Thời gian

Nội dung và cách thức tiến hành

Người phụ trách

Hoạt động 1: Mở đầu

Thời gian:  20 phút

 

 

  • Mục đích, ý nghĩa: 

- Làm quen với học sinh.

- Giới thiệu về hoạt động “Đường đi vững vàng”.

  • Nội dung hoạt động: 

- Trau dồi kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.         

  • Cách thức tiến hành: 

Tổ chức trò chơi và giới thiệu hoạt động.

MC +

Giáo viên chuyên dạy kĩ năng định hướng di chuyển cho người khiếm thị

Hoạt động 2:  Cảm nhận.

- Thời gian: 60 phút

 

  • Mục đích ý nghĩa : Cảm nhận được những khó khăn trong khi di chuyển mà không có ánh sáng.
  • Nội dung hoạt động:

- Tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật”. 

Kết thúc trò chơi: Tổng kết có rất nhiều khó khăn trong di chuyển và mỗi người có những cảm nhận khác nhau nên bây giờ, chúng ta sẽ đến hoạt động 2 đó là chia sẻ.

Kết luận: Có rất nhiều khó khăn trong di chuyển khi không có ánh sáng như đụng vào chướng ngại vật thì sẽ rất khó khan trong khi di chuyển,…

  • Cách thức tiến hành: Tổ chức trò chơi theo luật như sau

Chia thành 2 hàng dọc (mỗi hàng khoảng 15 học sinh). Cho từng học sinh bịt mắt và vượt qua những vật cản trên đường đi như ghế, chai nước, cột, cây,… Sau khi học sinh này tới đích thì học sinh khác bắt đầu đi.

MC

+ Giáo viên chuyên dạy kĩ năng định hướng di chuyển cho người khiếm thị

Hoạt động 3: Chia sẻ 

- Thời gian: 30 phút

.

 

  •  Mục đích ý nghĩa : Học sinh tự tổng kết lại những khó khăn của người khiếm thị khi di chuyển.
  • Nội dung hoạt động:

- Cho tất cả học sinh ngồi thành một vòng tròn. 

- Học sinh chuẩn bị một cuốn sổ tay và một cây viết để ghi lại những khó khăn đó và tìm cách giải quyết chung với nhau.

- Người tổ chức sẽ lắng nghe và đánh giá các cách giải quyết đó.

- Tổng kết lại những khó khăn và các cách giải quyết.

- Kết luận: Những khó khăn và các cách giải quyết những khó khăn đó.

  • Cách thức tiến hành: hoạt động được tiến hành dưới dạng hoạt động nhóm lớn thông qua giao lưu chia sẻ giữa các thành viên trong lớp.

 MC

+ Giáo viên chuyên dạy kĩ năng định hướng di chuyển cho người khiếm thị

Hoạt động 5: Thực tế

 

- Thời gian: 1 tiếng

  • Mục đích ý nghĩa : Kiểm tra tính khả thi của các cách giải quyết.
  • Nội dung hoạt động:

- Chia học sinh thành 4 hàng dọc và xen kẽ 1 hàng làm người dẫn đường còn 1 hàng làm người khiếm thị. Áp dụng các cách giải quyết vào tình huống thực tế (1 cách giải quyết áp dụng cho 3 đến 4 cặp (số lượng cặp áp dụng có thể tăng lên hay giảm xuống tuỳ thuộc vào có bao nhiêu cách giải quyết và năng lực học hỏi  của các em). Một hoặc hai bạn sẽ phụ trách về mảng chụp hình và quay video. 

- Sau khi áp dụng, cùng học sinh tổng kết lại xem những cách giải quyết nào có thể vận dụng hiệu quả nhất.

  • Cách thức tiến hành: 

Trò chơi, giao lưu: Tiến hành theo luật trò chơi đặt ra,

MC

+ Giáo viên chuyên dạy kĩ năng định hướng di chuyển cho người khiếm thị


5. Kết thúc hoạt động

- Tổng kết hoạt động: 

+ Những khó khăn trong việc di chuyển của người khiếm thị.

+ Kêu gọi mọi người chia sẽ về những trải nghiệm, những hình ảnh và video về hoạt động để mọi người có thể hiểu và luôn có tinh thần sẵn sàng giúp đỡ người khiếm thị. Lan toả tình yêu thương giữa người với người.

- Đánh giá kết quả hoạt động: 

+ Học sinh tham gia tích cực, có hiệu quả.

+ Trao quà lưu niệm cho giáo viên hướng dẫn và trao giải thưởng cho đội xuất sắc nhất. Phần trao quà đặc biệt nhất là: Chúng em sẽ trao tặng 10 cây gậy chuyên dụng cho các em học sinh khiếm thị nhằm hỗ trợ một phần nho nhỏ, tạo thêm động lực trong công cuộc học tập của mình.

icon-date
Xuất bản : 21/12/2021 - Cập nhật : 21/12/2021