logo

Kế hoạch tổ chức thực hành lao động - Chủ đề "Green school"

Kế hoạch tổ chức thực hành lao động - Chủ đề "Green school"

Tên chủ đề: Green School

Đối tượng học sinh:

Giáo viên phụ trách:


1. Mục tiêu của hoạt động

a. Về phẩm chất

- Hình thành được ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, trong học đường và ngoài xã hội.

- Xác định được ý nghĩa của môi trường đối với đời sống con người nói chung và môi trường nói riêng.

- Truyền cảm hứng về việc bảo vệ môi trường với mọi người.

b. Về phần năng lực

Nhận định được những vấn đề đe dọa đến “mảng xanh” trong trường cũng như trong cuộc sống.

- Đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường sống hiện tại.

- Xác định những công việc liên quan đến giữ gìn, bảo vệ môi tường xanh.

- Xây dựng những dự án nhỏ làm xanh – sạch – đẹp cho trường học và gia đình cũng như môi trường xã hôi.


2. Nội dung trọng tâm

- Thực hiện những dự án nhỏ về việc xây dựng những mảng xanh – sạch – đẹp cho trường học.

- Thực hành lao động bằng sự tự nguyện nhằm giữ gìn, bảo vệ môi trường sống của học sinh bằng việc tham gia các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ môi trường.

Kế hoạch tổ chức thực hành lao động - Chủ đề "Green school"

3. Phương thức tổ chức hoạt động

Thực hành lao động. Hoạt động giáo dục theo chủ đề.


4. Chuẩn bị

a. Thời gian, địa điểm

b. Thành phần tham dự

- Học sinh

- Giáo viên chủ nhiệm các lớp

- Ban chấp hành đoàn trường

c. Dụng cụ

- Loa, micro

- Các dụng cụ lao động cần thiết.


5. Phân công nhiệm vụ

STT

Nội dung công việc

Người phụ trách

Ghi chú

1

Soạn thảo kế hoạch hoạt động và trình lên BCH nhà trường để xem xét và ký duyệt.

Giáo viên chủ nhiệm

 

2

Soạn nội dung hoạt động chính của trương trình: hoạt động bảo vệ môi trường học đường.

Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với ban chấp hành đoàn trường.

 

 

3

Chuẩn bị dụng cụ lao động và các dụng cụ bảo hộ.

Giáo viên chủ nhiệm, ban chấp hành đoàn trường và tổ văn phòng, tổ giám thị của trường.

 

4

Tổ chức họp ban cán sự lớp, phân chia công việc, nhiệm vụ

Giáo viên chủ nhiệm

 

5

Thông báo cho học sinh thời gian, địa điểm tổ chức kế hoạch.

Liên hệ phổ biến kế hoạch cho giáo viên các tổ bộ môn.

Giáo viên chủ nhiệm

 

 


6. Tiến trình thực hiện

Tên hoạt động

Nội dung và cách thức tiến hành

Người phụ trách

Thời gian

Hoạt động 1:

Nhập góc

Thời gian: 7:30 – 7:45

- Mục đích: Ổn định học sinh, thực hiện di chuyển đến các góc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường.

- Nội dung và các thức tiến hành: 

+ Điểm danh học sinh

+ Tiến hành chia học sinh thành 4 đội lớn như đã đăng ký với giáo viên phụ trách. Bầu đội trưởng và các đội phó.

+ Di chuyển về 4 góc “xanh” bắt đầu tham gia vào các hoạt động tại các góc

Lớp trưởng và giáo viên phụ trách 4 góc.

Hoạt động 2:

Thư viện xanh

Thời gian: 8:00 – 10:30

- Mục đích: Tìm hiểu về cấu trúc của thư viện xanh, ưu điểm của môi trường sạch đối với việc lĩnh hội, trau dồi, tìm tòi, ứng dụng kiến thức.

- Nội dung hoạt động:

+ Đánh giá ưu điểm của góc đọc xanh.

+ Sắp xếp và bố trí sách theo sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Bố trí thêm mảng xanh cho góc đọc.

- Các thức tiến hành:

+ Cắt tỉa, trồng thêm các loại thực vật để tạo thêm mảng xanh.

+ Dọn dẹp môi trường thư viện.

+ Bố trí, sắp xếp chỗ học tập thú vị trong thư viện.

+ Huy động học sinh đầu sách cho thư viện.

Giáo viên phụ trách góc “thư viện xanh” phối hợp với nhân viên thư viện, giáo viên tổ bộ môn công nghệ.

Hoạt động 3: Thực vật xanh

Thời gian: 8:00 – 10:30

- Mục đích: Tìm hiểu về các loại thực vật có thể tự trồng với những vật dụng đơn giản nhưng có tách động nhất định.

- Nội dung hoạt động: 

+ Tìm hiểu các loại thực vật trồng tại trường, đã được phân chia thành nhóm thực vật.

+ Thực hành cắt tỉa, trồng, chiết các loại cây đơn giản.

+ Xây dụng nội quy chung cho góc “thực vật xanh”

+ Kiến tạo thêm nhiều mảng xanh.

+ Tuyên truyền về lợi ích của cây xanh đối với môi trường học đường.

- Cách thức tiến hành:

+ Phân phát cho mỗi học sinh các dụng cụ cần thiết để bảo hộ tay, các dụng cụ cần thiết cho việc trồng cây.

+ Chia học sinh thành nhóm nhỏ để tiến hành  cắt, tỉa, chiết, trồng cây.

+ Thảo luận và làm việc theo nhóm nhỏ để tạo nên những thông điệp ý nghĩa bảo vệ môi trường sống trong lành.

Giáo viên phụ trách góc “thực vật xanh” kết hợp với giáo viên tổ bộ môn Sinh học, Hóa học.

Hoạt động 4: Bể cá xanh

Thời gian: 8:30 – 10:30

- Mục đích:

+ Tìm hiểu, phân loại một số loài thực vật thủy sinh.

+ Tìm hiểu về quy trình tạo nên bể cá thủy sinh (bể cá xanh) và một số loài cá làm sạch môi trường nước.

- Nội dung hoạt động:

+ Tìm hiểu về một số loại thực vật thủy sinh, cá cảnh làm sạch nước.

+ Tìm hiểu về quy trình, cách chăm sóc bể cá thủy sinh.

+ Ý nghĩa của bể cá thủy sinh đối với con người.

+ Ý nghĩa của bể cá thủy sinh tại trường học: tạo cảnh quan thiên nhiên trong trường học, giúp học sinh thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng.

+ Tìm hiểu về quy trình tạo bế cả thủy sinh.

+ Tạo các thông điệp theo nhóm để bảo vệ và giữ gìn không gian “bể cá xanh” góp phần bảo vệ môi trường học đường xanh – sạch.

- Cách thức tiến hành:

+ Tổ chức học sinh học theo nhóm, di chuyển đến hai nhóm thực vật thủy sinh và cá, sau đó nghe giáo viên thuyết trình.

+ Thực hiện phân loại một số nhóm thực vật có sẵn tại góc sau khi nghe giáo viên thuyết trình.

+ Thảo luận nhóm để thiết kế bố cục của bế cá.

Giáo viên phụ trách góc “bể cá xanh”, phối hợp với giáo viên dạy Sinh học.

Hoạt động 5: Hoài niệm xanh

Thời gian: 8:00 – 10:30

- Mục đích: Tưởng nhớ về những thầy cô “đi trước” góp phần phát triển thế hệ học sinh và thương hiệu giáo dục của nhà trường.

- Nội dung hoạt động:

+ Tìm hiểu những cống hiến của một số thầy cô “đi trước” nhằm tưởng nhớ và tri ân thầy cô.

+ Tiến hành dọn dẹp

+ Trông một số loài hoa tạo mỹ quan xanh sạch đẹp.

- Cách thức tiến hành:

+ Chia học sinh thành các nhóm nhỏ cho học sinh thực hiện công việc đã chia.

+ Tri ân các thầy cô sau khi hoàn thành xong công việc.

Giáo viên phụ trách “góc hoài niệm” phối hợp với ban chấp hành đoàn trường.

7. Kết thúc hoạt động

- Giáo viên tổng kết hoạt động:

+ Thái độ học tập của học sinh

+ Sản phẩm tuyên truyền được.

+ Rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động.

- Học sinh trình bày những nhận xét, đóng góp cho những hoạt động sau.

icon-date
Xuất bản : 21/12/2021 - Cập nhật : 21/12/2021