logo

Chuyên đề 10: Tổ chức huy động cộng đồng tham gia giáo dục trẻ mầm non

CHUYÊN ĐỀ 10:

TỔ CHỨC HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON

(Lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GVMN hạng III )

NHÓM HỌC VIÊN

TT

Họ tên

Ngày, tháng, năm sinh

Đơn vị công tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi:

Cộng đồng tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non ở những nội dung nào? Hãy phân tích sự tham gia của mỗi tổ chức cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

Trả lời:

Huy động cộng đồng được hiểu là “Điều một số đông, một số lớn nhân lực, vật lực vào một công việc gì” hoặc “Kêu gọi số đông vào một việc cần thiết”. Vậy, việc huy động cộng đồng tham gia vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là “Quá trình kêu gọi các tổ chức, cá nhân, những người sống trong cộng đồng cùng tham gia vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non”.

Huy động cộng đồng tham gia vào chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là hoạt động mà các cơ sở giáo dục mầm non và các tổ chức cộng đồng đều được hưởng lợi. Nói cách khác, đây vừa là trách nhiệm đồng thời cũng là quyền lợi của các tổ chức cộng đồng. Nội dung huy động cộng đồng tham gia vào việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non được xác định căn cứ vào nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức cộng đồng.

Nội dung huy động cộng đồng tham gia vào chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

1. Căn cứ vào các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ

a) Đối với việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

- Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ. Các trung tâm y tế phối hợp với nhà trường trong việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.

- Chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ

- Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ, phối hợp tổ chức những hoạt động để chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng…

- Phối hợp kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của trường lớp/mầm non.

b) Đối với việc giáo dục trẻ

- Tham gia xây dựng kế hoạch của nhóm,lớp

- Tham gia vào thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ trong chương trình giáo dục mầm non, hướng đến việc đạt mục tiêu, kết quả mong đợi ở trẻ.

- Tham gia xây dựng cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ: làm đồ cùng, đồ chơi cùng giáo viên và trẻ, trang trí lớp học…

- Tham gi tổ chức ngày hội, ngày lễ của nhóm/lớp, tham gia dạy năng khiếu, hộ trợ trẻ kịp thời, dạy trẻ các trò chơi dân gian và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian khác của địa phương.

- Tuyên truyền với cộng đồng về các hoạt động giáo dục trẻ của nhóm/lớp, hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức cho trẻ đi tham quan, trải nghiệm

- Phối hợp giám sát, kiểm tra công tác giáo dục trẻ của nhóm/lớp

2. Căn cứ vào chức năng của mỗi tổ chức

a) Trung tâm, trạm y tế

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, đây là đơn vị có vai trò quan trọng và ưu thế nổi trội trong việ hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Nhà trường cần phối hợp với trung tâm/ trạm y tế trên địa bàn về một số nọi dung dặc trưng, nổi bật, gắn với chức năng, nhiệm vụ của trung tâm y tế như:

- Khám sức khỏe của trẻ, tư vấn, phổ biến về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học, tuyên truyền các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

- Phối hợp với nhóm, lớp để trực tiếp xử lí các tình huống có thể xảy ra liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho trẻ như: trẻ bị bỏng, ngã… Khi có tình huống xảy ra, nhà trường chủ động báo cho nhân viên y tế tại trường, phối hợp với trung tâm/trạm y tế địa phương để xử lí phù hợp (xử lí, cấp cứu tại chỗ, sơ cứu và làm thủ tục chuyển trẻ đến các cở sở y tế tuyến trên…)

- Kịp thời hỗ trợ các nhóm lớp có biện pháp phòng tránh và đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ khi có dịch bệnh xảy ra, tiêm phòng, uống thuốc điều trị, vệ sinh môi trường…

- Hướng dẫn các bậc cha mẹ, cộng đồng cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở trẻ. Nhà trường phối hợp với trung tâm/trạm y tế để xây dựng nội dung và tuyên truyền cho các bậc cha mẹ, người dân sống trên địa bàn về một số bệnh thường gặp ở trẻ em

b) Hội Phụ nữ

Các cơ sở giáo dục mầm non có thể phối hợp với hội Phụ nữ them gia hộ trợ nhà trường trong mốt số hoạt động như: tổ chức các hội thi có nội dung liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ, vận động phụ nữ, các bà mẹ tham gia hỗ trợ nhà trường trong một số hoạt động:

- Hỗ trợ nhóm/lớp ngày công lao động: trang trí, dọn vệ sinh phòng lớp… trước mỗi dịp lễ, hội của nhà trường hoặc khi thấy cần thiết. Nhà trường chủ động phối hợp với Hội phụ nữ để mời tổ chức này đứng ra huy động các tổ chức, cá nhân khác trên địa bàn, phối hợp với nhà trường cùng làm công tác trang trí, dọn vệ sinh phòng lớp cho khang trang, sạch đẹp.

- Nấu ăn cho trẻ, chắm sóc trẻ ngủ trưa tại nhóm/lớp, trồng rau xanh, ủng hộ thực phẩm sạch cho nhóm/lớp tư thục.

- Quyên góp ửng hộ đồ dùng, làm đồ chơi cho trẻ. Hội phụ nữ đứng ra huy động các tổ chức, cá nhân khác trên địa bàn phối hợp với nhà trường cùng quyên góp đồ chơi cho trẻ, quyên góp và vận động mọi người cùng thu gom, làm sạch các nguyên liệu tái chế để làm đò chơi cho trẻ, vừa có ý nghĩa giáo dục, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

- Hỗ trợ nhóm/lớp tổ chức cho trẻ đi tham quancác danh lam thắng cảnh, công trình xây dựng, di lích lich sử của địa phương.

Bên cạnh đó, trong các hoạt động huy động cồng đồng tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên mầm non cần tính đến việc phối hợp tổ chức, triển khai một số hoạt động có thể mang lại lợi ích cho Hội phụ nữ, qua đó, đối tượng được hưởng lợi cuối cùng vẫn là trẻ như: Mời Hội tham gia các dự án giáo dục dinh dưỡng, phong trào VAC, tuyên truyền, trang bị cho hội viên những kiến thức nuôi dạy con theo khoa học…

c) Đoàn Thanh niên

- Quyên góp nguyên liệu tái sử dụng để làm đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ

- Đóng góp ngày công lao động vệ sinh nhóm/lớp: dọn vệ sinh trong và ngoài nhóm lớp, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhỏ… Hỗ trợ trồng cây xanh, vườn hoa hoặc cải thiện môi trường sân vườn của trường.

- Sưu tầm, cập nhật, cung cấp cho giáo viên những tài liệu liên quan đến chăm sóc, giáo dục ở trong nước và thế giới.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động của trường mầm non cho cộng đồng cha mẹ trẻ với nội dung, hình thức đa dạng.

- Phối hợp tổ chức các ngày hội, ngày lễ cho trẻ.

d) Đối với các tổ chức cộng đồng khác

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và ưu thế của mỗi tổ chức mà giáo viên mầm non xây dựng nội dung huy động đối với mỗi tổ chức cho phù hợp. 

Ví dụ với Hội khuyến học, giáo viên có thể phối hợp trong việc vận động, xây dựng quỹ hỗ trợ, tuyên dương trẻ chăm ngoan, hỗ trợ kinh tế cho các gia đình trẻ khó khăn, tham gia cùng nhóm/lớp trong các hoạt động đọc sách và các hình thức sinh hoạt khác…

Giáo viên mầm non nên ghi lại các kết quả công việc hỗ trợ của các tổ chức cộng đồng, ghi danh những người tham gia để báo cáo với nhà trường và lãnh đạo chính quyền địa phương, cha mẹ trẻ và cộng đồng như một hình thức vinh danh, tuyên dương thành quả của sự hỗ trợ ấy đối với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 

icon-date
Xuất bản : 19/12/2021 - Cập nhật : 19/12/2021