logo

Ivan III ( nước Nga ) đã kết hôn cùng cháu gái của hoàng đế Byzantine cuối cùng để

Ivan III Vasilyevich, cũng được gọi là Ivan Đại đế, là một Quận công Moskva và Hoàng tử của toàn Nga. Ivan III ( nước Nga ) đã kết hôn cùng cháu gái của hoàng đế Byzantine cuối cùng để Kiểm soát những nhà thờ Kitô.


Câu hỏi: Ivan III ( nước Nga ) đã kết hôn cùng cháu gái của hoàng đế Byzantine cuối cùng để 

A. Chống lại người Mông Cổ 

B. Lên làm vua nước Nga 

C. Kiểm soát những nhà thờ Kitô 

D. Tăng lực lượng quân sự

Đáp án đúng là: C. Kiểm soát những nhà thờ Kitô 


Giải thích của giáo viên Toploigiai việc chọn đáp án C

Ivan III ( nước Nga ) đã kết hôn cùng cháu gái của hoàng đế Byzantine cuối cùng để Kiểm soát những nhà thờ Kitô. Khoảng năm 1472, Ivan và Sophia nên duyên chồng vợ, một kho báu đủ các loại sách cổ từ đế quốc Byzantine được chuyển về kinh thành Maxcova cùng với cô dâu. Có tài liệu nói rằng số sách cổ này là một phần của Thư viện Constantinople được người Thổ Nhĩ Kỳ cứu vớt trong trận đại hỏa hoạn thiêu rụi kinh thành này vào năm 1453, cũng như nhiều bản thảo quý giá từ Thư viện Alexandria (Ai Cập cổ đại).


- Nhà thờ của Kitô hữu có ý nghĩa gì?

Nhà thờ của Kitô hữu là biểu tượng của một cộng đoàn, ở một địa phương và đó cũng là biểu tượng của Nhà trên trời mà Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta. Trong nhà thờ, chúng ta tụ họp nhau để cầu nguyện chung hay riêng, và cử hành các bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể. [1179 – 1186, 1197 – 1199]

“Ở đây người ta cảm thấy như ở thiên đường” – “Ở đây người ta im lặng, người ta kính trọng”. Nhiều nhà thờ đánh động chúng ta thực sự bởi bầu khí cầu nguyện sâu sắc của chúng. Vẻ đẹp của nhà thờ làm ta nghĩ đến sự đẹp, sự cao cả và tình yêu của Thiên Chúa. Nhà thờ không phải chỉ là những đền đài bằng đá, những sứ giả đức tin. Nhà thờ cũng là nhà của Chúa, nơi Chúa có mặt thực sự trong Bí tích Thánh Thể.


- Thời đại Ivan III

Để bắt đầu câu chuyện về Ivan Đại Đế, chúng ta cần dõi theo người cha và dòng dõi của ông. Như tất cả các vị tiền nhiệm, Ivan III thuộc về Vương triều Rurikid danh giá cai trị Kiev Rus’ qua nhiều thế kỷ. Ivan là con của Vasily II Mù Lòa (Василий Васильевич), một nhà cai trị có năng lực, mà dưới triều đại của ông đã xảy ra một trong những sự kiện đẫm máu nhất lịch sử nước Nga: Nội Chiến Muscovite.

 Khoảng năm 1472, Ivan và Sophia nên duyên chồng vợ

Cuộc nội chiến bắt đầu sau cái chết của cha Vasily, và ông lên ngôi khi mới 10 tuổi. Những kẻ không đồng tình với kết quả tập hợp lại để tranh dành ngai vàng, dẫn đến việc vùng lãnh thổ của người Rus’ rơi vào một cuộc xung đột dữ dội và kéo dài. Vào cao trào của cuộc nội chiến, khoảng năm 1446, Vasily II bị đối thủ làm mù đôi mắt và bị lưu đày. Nhưng dù mất đi thị giác, Vasily II vẫn có những người ủng hộ trung thành, và ông vẫn tiếp tục cuộc chiến của mình. Cuối cùng ông dành lại được ngai vàng và chiến thắng trong cuộc xung đột, mặc dù ông là một người mù lòa.

Do khuyết tật bản thân mà Vasily II chỉ định con trai là người đồng cai trị. Và người con trai này là Ivan III Vasilyevich (Иван III Васильевич), sau này sẽ trở thành Ivan Đại Đế. Sau cái chết của cha ông vào năm 1462, IVan III Vasilyevich chánh thức thừa kế ngai vàng, trở thành Đại Công xứ Moscow.


- Nguyên nhân Ivan III ( nước Nga ) đã kết hôn cùng cháu gái của hoàng đế Byzantine

Một trong những thư viện vô giá đầu tiên bị mất tích đã thuộc về tài sản của vị Sa hoàng đầu tiên của nước Nga: Ivan IV Vasilyevich, hay còn có một cái tên gây kinh hoảng khác, Ivan “Bạo chúa”.
Tòa thư viện của “Ivan Bạo Chúa” được hình thành từ đời ông nội của ông ta là Ivan III (Đại Đế) của nước Nga. Sau cái chết của người vợ cả của Sa hoàng Ivan III là hoàng hậu Maria of Tver vào năm 1467, Giáo hoàng Paul II đã đề xuất việc Sa hoàng Ivan III cưới Sophia Paleologue, tức là cháu gái của Hoàng đế Byzantine cuối cùng trong một nỗ lực nhằm ràng buộc Nga với Tòa thánh ở La Mã.

Khoảng năm 1472, Ivan và Sophia nên duyên chồng vợ, một kho báu đủ các loại sách cổ từ đế quốc Byzantine được chuyển về kinh thành Maxcova cùng với cô dâu. Có tài liệu nói rằng số sách cổ này là một phần của Thư viện Constantinople được người Thổ Nhĩ Kỳ cứu vớt trong trận đại hỏa hoạn thiêu rụi kinh thành này vào năm 1453, cũng như nhiều bản thảo quý giá từ Thư viện Alexandria (Ai Cập cổ đại).

>>> Xem thêm: Hoàng đế của triều đại Ottoman được gọi là

icon-date
Xuất bản : 01/10/2022 - Cập nhật : 01/10/2022